Nhận diện và đánh giá rủi ro an toàn lao động

Tại nơi làm việc, việc đảm bảo an toàn và sức khỏe của người lao động là rất quan trọng. Doanh nghiệp cần nhận diện và đánh giá rủi ro an toàn lao động để xác định các mối nguy hiểm có thể xảy ra tại nơi làm việc và hiểu rõ tác động và hậu quả của chúng đối với sức khỏe và an toàn của nhân viên. Qua việc phân tích và nhận diện rủi ro, doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tạo ra một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh. Đánh giá rủi ro cần được thực hiện đúng quy trình và định kỳ theo quy định.

Nhận diện và đánh giá rủi ro an toàn lao động
Nhận diện và đánh giá rủi ro an toàn lao động

Rủi ro an toàn lao động là gì?

Rủi ro an toàn lao động là các nguy cơ và tác động tiềm năng đến sức khỏe và an toàn của nhân viên trong quá trình làm việc.

Đánh giá rủi ro là quá trình ước lượng mức độ rủi ro từ các mối nguy, xem xét đến các biện pháp nhằm kiểm soát mối nguy, quyết định xem rủi ro đó có thể chấp nhận hay không.

Danh mục các ngành nghề bắt buộc thực hiện nhận diện và đánh giá rủi ro an toàn lao động.

Danh mục 11 các ngành nghề cần thực hiện đánh giá rủi ro an toàn lao động theo quy định của Điều 8 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH:

◾ Vệ sinh và bảo vệ môi trường.

◾ Khai khoáng, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế, sản xuất than cốc.

◾ Sản xuất kim loại, các sản phẩm chế tác từ kim loại.

◾ Sản xuất các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu khoáng phi kim.

◾ Thi công công trình xây dựng.

◾ Đóng và sửa chữa tàu thuyền.

◾ Sản xuất, phân phối và truyền tải điện.

◾ Bảo quản, chế biến hải sản và các sản phẩm khác từ thủy hải sản.

Sản xuất sản phẩm may, dệt, da, giày.

Tái chế phế liệu.

Sản xuất sản phẩm từ nhựa plastic, cao su, sản xuất từ hóa chất

Tại sao việc nhận diện và đánh giá rủi ro an toàn lao động quan trọng?

Việc nhận diện và đánh giá rủi ro an toàn lao động giúp doanh nghiệp xác định mối nguy hiểm có thể xảy ra và đưa ra các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ nhân viên.

✔️ Nhận diện và đánh giá rủi ro an toàn lao động giúp doanh nghiệp cải thiện điều kiện làm việc, tăng cường an toàn lao động và giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

✔️ Kịp thời phát hiện và ngăn chặn các sự cố lao động bất ngờ, hạn chế sự thiệt hại đối với sức khoẻ người lao động.

✔️ Dự báo những sự cố có thể xảy ra để có những giải pháp khắc phục hợp lý.

✔️ Quản lý an toàn lao động có tính hiệu quả trong môi trường sản xuất.

✔️ Xây dựng hệ thống an toàn lao động tại doanh nghiệp theo hướng phát triển bền vững.

Nhận diện và đánh giá rủi ro an toàn lao động
Nhận diện và đánh giá rủi ro an toàn lao động

Quy trình nhận diện và đánh giá rủi ro an toàn lao động được thực hiện như thế nào?

Quy trình nhận diện và đánh giá rủi ro an toàn lao động bắt đầu từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động và được thực hiện định kỳ ít nhất một lần mỗi năm.

Bước 1: Nhận diện các mối nguy

Quá trình nhận diện rủi ro an toàn lao động là bước đầu tiên trong quá trình đảm bảo an toàn lao động trong doanh nghiệp. Để nhận diện rủi ro, doanh nghiệp phải phân loại và xác định các nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sản xuất hay kinh doanh. Các thông tin về nguy cơ được thu thập từ tất cả các phòng ban và nhân viên trong doanh nghiệp.

Việc phân tích các thông tin này giúp doanh nghiệp xác định các vị trí làm việc có nguy cơ cao, các thành phần, chất lượng vật liệu hay công cụ gây gãy, rơi hay va chạm, các quá trình làm việc có thể gây điện giật, nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh hay tiếng ồn gây hại cho sức khỏe và an toàn của nhân viên. Việc nhận diện rủi ro này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu các nguy cơ đã xác định.

Nhận diện rủi ro an toàn lao động nhà máy

Lập kế hoạch đánh giá rủi ro an toàn lao động

Bước 2: Xem đối tượng bị tổn thương và mức độ tổn thương như thế nào?

Khi đã nhận diện được các nguy cơ, doanh nghiệp cần đánh giá mức độ tổn thương có thể xảy ra đối với nhân viên và xác định mức độ xử lý nguy cơ. Mức độ tổn thương có thể được phân loại thành nặng, trung bình và nhẹ, tùy thuộc vào tác động tiềm năng mà mỗi nguy cơ gây ra.

Để có thể kiểm soát tốt những rủi ro có thể xảy ra, chúng ta cần phải xác định rõ ràng đối tượng hay một người nào đó sẽ bị tổn thương. Thông qua cách này chúng ta sẽ dễ dàng kiểm soát những rủi ro có thể tạo ra trong quá trình làm việc.

Tuy nhiên, khi bạn làm như thế không đồng nghĩa với việc bạn sẽ đưa hết tên những đối tượng này vào trạng thải sẽ kiểm soát. Bạn chỉ xác định các nhóm làm việc bị ảnh hưởng hoặc các nhóm có khả năng bị ảnh hưởng khi làm việc.

Bước 3: Đánh giá các rủi ro và đề ra các biện pháp phòng ngừa

Khi phát hiện được những mối nguy này trước và trong khi làm việc, việc đầu tiên mà những cán bộ phụ trách việc này cần làm đó là: dừng công việc của công nhân lại, xem những mối nguy này có nguy hiểm không và cần kiểm tra hết sức cẩn thận. Nếu những mối nguy này quá nhỏ hoặc khả năng không gây ra những rủi ro gì thì cho công nhân làm việc bình thường trở lại.

Còn ngược lại, nếu như phát hiện ra những mối nguy quá lớn và khả năng sẽ xảy ra những rủi ro. Thì cán bộ phụ trách sẽ được phép tạm dừng công việc tại đó để kiểm tra, giám sát kỹ càng. Đồng thời bộ phận phòng ban chịu trách nhiệm sẽ phải đánh giá rủi ro một cách chính xác và đề ra được các biện pháp phòng ngừa, nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động.

Các biện pháp phòng ngừa và an toàn cần được đề xuất để xử lý và giảm thiểu các nguy cơ đã xác định. Việc đánh giá rủi ro cũng liên quan đến việc đánh giá hiệu lực của các biện pháp an toàn hiện có, nhằm đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của chúng. Doanh nghiệp cần liên tục nâng cao các biện pháp phòng ngừa và an toàn để đảm bảo mức độ an toàn tối ưu cho nhân viên.

Bước 4: Ghi chép những phát hiện của bạn và cách khắc phục

Chúng ta cần đưa những phát hiện từ quá trình đánh giá rủi ro vào thực tế. Điều này sẽ giúp mọi thành viên tại công ty, doanh nghiệp và nhà máy có khả năng nhận biết rõ ràng hơn về các nguy cơ tiềm ẩn. Hãy nhớ rằng, chúng ta không cần một quá trình đánh giá rủi ro hoàn hảo, nhưng cần phải đủ phù hợp. Điều này mới thực sự hữu ích cho tất cả người lao động.

Để minh họa, ta có thể dùng một ví dụ cụ thể như sau: Một cuộc kiểm tra thích hợp đã được tiến hành tại doanh nghiệp. Những cá nhân có thể bị ảnh hưởng đã được tham vấn. Tất cả các nguy cơ đáng kể, rõ ràng đã được xử lý và đã tính đến việc số lượng nhân viên có thể bị ảnh hưởng. Có những biện pháp phòng ngừa hợp lý dành cho những nguy cơ có mức độ thấp.

Một kế hoạch hành động có hiệu quả thường bao gồm những điều sau:

▪️ Đưa ra những biện pháp giải quyết chi phí thấp hoặc dễ dàng cải tiến để thực hiện ngay từ hiện tại, có thể là giải pháp tạm thời cho đến khi có nhiều biện pháp kiểm soát đáng tin cậy hơn.

▪️ Đề xuất giải pháp dài hạn cho những nguy cơ cao nhất, có thể gây ra tai nạn hoặc bệnh tật.

▪️ Đưa ra giải pháp dài hạn cho những nguy cơ tiềm tàng với những tác động tồi tệ nhất.

▪️ Tổ chức đào tạo cho nhân viên về những rủi ro đang tồn tại và cách kiểm soát chúng.

Bước 5: Cập nhật và đưa ra các giải pháp an toàn mới

Các kết quả từ việc nhận diện và đánh giá rủi ro an toàn lao động cần được sử dụng để phát triển và cập nhật các chính sách và quy trình an toàn lao động trong doanh nghiệp. Đồng thời, chúng cũng cần được thông báo và hướng dẫn cho toàn bộ nhân viên để đảm bảo mọi người đều hiểu và tuân thủ các biện pháp an toàn đã đề ra.

Các chính sách và quy trình an toàn lao động cần được thiết kế sao cho rõ ràng và dễ hiểu. Điều này giúp đảm bảo rằng mọi người trong doanh nghiệp đều có kiến thức và kỹ năng cần thiết để đối phó với các mối nguy hiểm và rủi ro.

Do đó, mỗi năm bạn nên xem lại là mức độ rủi ro bạn đang ở mức nào, nhằm đảm bảo rằng bạn vẫn còn tiếp tục cải thiện để giảm mức độ rủi ro hoặc chí ít là quay trở về mức rủi ro cũ.

Thời điểm thực hiện nhận diện và đánh giá rủi ro an toàn lao động

Việc đánh giá được thực hiện tại các thời điểm sau:

🔸 Đánh giá lần đầu khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.

🔸 Đánh giá định kỳ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh ít nhất 01 lần/năm, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Thời Điểm đánh giá định kỳ do người sử dụng lao động quyết định.

🔸 Đánh giá bổ sung khi thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức sản xuất, khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.

Liên hệ tư vấn

CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: https://crsvina.com/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

⚜️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

⚜️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

⚜️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

⚜️ Văn phòng tại Cà Mau: đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

⚜️ Văn phòng tại Sơn La: đường Tô Hiệu, tổ 5, phường Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.

5/5 - (2 bình chọn)