Nhận diện rủi ro an toàn lao động nhà máy

Trong quá trình làm việc ở bất cứ ngành nghề nào cũng đều tiềm ẩn những rủi ro trong đó. Muốn công việc tiến hành một cách hiệu quả và an toàn, phải nhận diện và đánh giá rủi ro cho chính công việc đó. Nhận diện rủi ro an toàn lao động nhà máy giúp doanh nghiệp quản lý, nâng cao điều kiện an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp cho người lao động tại nơi làm việc.

Nhận diện rủi ro an toàn lao động nhà máy
Nhận diện rủi ro an toàn lao động nhà máy

Nhận diện rủi ro an toàn lao động nhà máy là gì?

Nhận diện rủi ro là quá trình tìm kiếm, nhận biết và mô tả rủi ro có khả năng sẽ xảy ra trong quá trình làm việc. Việc xác định rủi ro là phải xác định các nguồn rủi ro, nguyên nhân và hậu quả tiềm tàng hoặc có thể phân tích các dữ liệu đã có, ý kiến chuyên môn từ các chuyên gia.

Mối nguy (hay mối nguy hiểm) là các điều kiện, yếu tố hoặc tác nhân gây hại và tác động xấu đến sức khỏe của người lao động và những người xung quanh có liên quan. Các mối nguy có thể là do các tác nhân sinh học, vật lý, hóa học gây nên hoặc một quá trình, một hoạt động trong quá trình sản xuất có khả năng dẫn đến rủi ro.

Rủi ro là một sự việc không mong muốn xảy ra gây ảnh hưởng xấu và để lại thiệt hại không thể lường trước đối với người lao động. Nó có thể do một hoặc nhiều mối nguy gây nên trong lúc làm việc.

Phân loại rủi ro

Dựa vào các rủi ro, mức độ rủi ro được chia thành 3 hạng:

  • Rủi ro ở mức cao
  • Rủi ro ở mức trung bình
  • Rủi ro mức thấp

Tại sao cần nhận diện rủi ro?

Hoạt động đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn, vệ sinh lao động giúp người sử dụng lao động nhận ra những nguy cơ, các yếu tố có hại mà người lao động, cán bộ công nhân viên có thể gặp phải khi làm việc.

Kịp thời tìm kiếm, đưa ra những giải pháp để hạn chế, giảm thiểu nguy cơ, rủi ro trong quá trình làm việc hiện tại.

Đưa ra đề xuất, giải pháp giúp ngăn ngừa nguy cơ rủi ro an toàn, vệ sinh lao động trong tương lai.

Nhận diện rủi ro an toàn lao động nhà máy
Nhận diện rủi ro an toàn lao động nhà máy

Các ngành nghề cần thực hiện nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro

  • Vệ sinh và bảo vệ môi trường.
  • Khai khoáng, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế, sản xuất than cốc.
  • Sản xuất kim loại, các sản phẩm chế tác từ kim loại.
  • Sản xuất các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu khoáng phi kim.
  • Thi công công trình xây dựng.
  • Đóng và sửa chữa tàu thuyền.
  • Sản xuất, phân phối và truyền tải điện.
  • Bảo quản, chế biến hải sản và các sản phẩm khác từ thủy hải sản.
  • Sản xuất sản phẩm may, dệt, da, giày.
  • Tái chế phế liệu.
  • Sản xuất sản phẩm từ plastic, cao su, sản xuất từ hóa chất

Khi nào cần thực hiện đánh giá rủi ro an toàn trong lao động nhà máy?

Khi nhà mày chuẩn bị đi vào hoạt động.

Khi có sự thay đổi công nghệ, nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc, tổ chức sản xuất

Trường hợp đã xảy ra tai nạn lao động hoặc sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và gây hậu quả nghiêm trọng.

Pháp luật có cập nhật thay đổi quy định đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn, vệ sinh lao động thì sẽ đánh giá rủi ro theo quy định mới.

Định kỳ đánh giá với tần suất ít nhất một lần/ năm trong suốt quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.

Nhận diện các rủi ro trong nhà máy

Rủi ro chất lượng: rủi ro xảy ra do một nguyên nhân đơn giản (ví dụ thùng đựng hàng dính nước, bao bì đóng gói không sử dụng được, một quy trình sản xuất gặp lỗi,…) nhưng lại gây ra hậu quả nghiêm trọng khiến hoạt động sản xuất trong nhà máy phải dừng lại.

Sự cố về thiết bị: Các thiết bị máy móc bị hỏng hóc, hoặc trục trặc khiến hoạt động sản xuất không thể diễn ra theo đúng kế hoạch, quy trình.

An toàn lao động: một số rủi ro người lao động có thể gặp phải trong quá trình lao động như:

Chấn thương liên quan đến máy móc

Phơi nhiễm hóa chất

Rủi ro do trơn trượt

Rủi ro do vật dụng rơi

Phương pháp nhận diện rủi ro

Nhận diện rủi ro, các yếu tố nguy hiểm, có hại

Nhận diện các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trên cơ sở tham khảo thông tin từ các hoạt động sau đây:

  • Phân tích đặc điểm, điều kiện lao động, quy trình làm việc có liên quan.
  • Kiểm tra thực tế nơi làm việc.
  • Khảo sát người lao động về những yếu tố có thể gây tổn thương, bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe của họ tại nơi làm việc.
  • Xem xét hồ sơ, tài liệu về an toàn, vệ sinh lao động: biên bản Điều tra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, số liệu quan trắc môi trường lao động; kết quả khám sức khỏe định kỳ; các biên bản tự kiểm tra của doanh nghiệp, biên bản thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động.

Phân tích khả năng xuất hiện các rủi ro và hậu quả của việc mất an toàn, vệ sinh lao động phát sinh từ yếu tố nguy hiểm, rủi ro được nhận diện.

Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động sau khi lập và triển khai Kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn lao động trong nhà máy.
Xếp loại mức độ nghiêm trọng của nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tương ứng với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được nhận diện.

Xác định các nguy cơ rủi ro chấp nhận được và các biện pháp giảm thiểu nguy cơ rủi ro đến mức hợp lý.

Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động; đề xuất các biện pháp nhằm chủ động phòng, ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện Điều kiện lao động, phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Nhận diện rủi ro an toàn lao động nhà máy
Nhận diện rủi ro an toàn lao động nhà máy

Quy trình kiểm soát rủi ro trong nhà máy

Bước 1: Nhận diện rủi ro

Để quản trị rủi ro, doanh nghiệp cần nhận diện các loại rủi ro. Tùy thuộc vào loại hình hoạt động kinh doanh, và đặc thù sản xuất mà mỗi doanh nghiệp có thể có các rủi ro khác nhau.

Doanh nghiệp cần căn cứ vào những đặc trưng về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, quy mô nhà máy,… để quyết định xem rủi ro nào là trọng yếu.

Để nhận diện được rủi ro, doanh nghiệp, nhà máy có thể sử dụng các phương pháp như: phương pháp xem xét các dữ liệu của quá khứ, hỏi ý kiến chuyên gia. Mỗi một phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, do đó việc sử dụng kết hợp các phương pháp này để có kết quả tốt nhất là hết sức cần thiết.

Bước 2: Đánh giá rủi ro

Sau khi nhận diện được rủi ro, doanh nghiệp cần lập kế hoạch đánh giá các loại rủi ro phải đối mặt. Từ đó xây dựng được chiến lược quản trị đúng đắn. Hai tiêu chí quan trọng để đánh giá rủi ro là tần suất xảy ra rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro.

Để đánh giá được rủi ro, các nhà quản trị rủi ro phải đo lường tần suất xảy ra của các rủi ro, xem xét mức độ ảnh hưởng, tác động của rủi ro đối với doanh nghiệp.

Bước 3: Ứng phó rủi ro

Ứng phó rủi ro là xác định các phương án, cách thức để khắc phục các rủi ro đã nhận dạng được nhằm giảm rủi ro xuống mức có thể chấp nhận.

Sau khi đánh giá các rủi ro dựa trên hai khía cạnh tần suất và ảnh hưởng, rủi ro sẽ được ứng phó bằng một trong bốn chiến lược như sau:

Giảm thiểu rủi ro: Với những rủi ro có khả năng thường xuyên xảy ra và mỗi lần xảy ra có thiệt hại nhỏ thì doanh nghiệp nên dùng hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm giảm rủi ro.

Né tránh rủi ro: Với những rủi ro có xác suất·thường xuyên xảy ra và gây thiệt hại lớn, thì doanh nghiệp không nên thực hiện hoạt động đó, hoặc làm tất cả những gì có thể để tránh rủi ro đó. Một số cách để tránh rủi ro là thay đổi phương pháp hoặc quy trình sản xuất, sử dụng các nguyên vật liệu thay thế.

Chấp nhận rủi ro: Với những rủi ro không thường xuyên xảy ra và mỗi lần xảy ra có thiệt hại nhỏ thì doanh nghiệp nên chấp nhận rủi ro và không cần kiểm soát. Về cơ bản,doanh nghiệp cần xem xét khả năng xảy ra và tác động của rủi ro dưới góc độ mức chịu rủi ro cơ bản của mình và sau đó quyết định có chấp nhận rủi ro hay không.

Chuyển giao rủi ro: Với những rủi ro không thường xuyên xảy ra và mỗi lần xảy ra có thiệt hại lớn thì doanh nghiệp nên chuyển rủi ro bằng cách mua bảo hiểm, ví dụ như mua bảo hiểm phòng chống cháy nổ và các sự kiện thiên tai, hoặc thuê ngoài việc sản xuất linh kiện/một phần của sản phẩm cho công ty thứ ba được trang bị tốt hơn để xử lý quy trình sản xuất đó.

Bước 4: Kiểm soát rủi ro

Kiểm soát rủi ro là thực hiện các biện pháp, quy trình, thủ tục một cách nghiêm túc trong toàn nhà máy nhằm đảm bảo giảm thiểu rủi ro và tạo điều kiện cho tổ chức đạt được mục tiêu đã đặt ra. Hoạt động kiểm soát rủi ro lý tưởng có ba đặc điểm:

  • Được thiết kế một cách cẩn thận
  • Hoạt động có hiệu quả
  • Được cập nhật thường xuyên.

Thông thường có ba loại hoạt động kiểm soát:

  • Hoạt động kiểm soát phòng ngừa (hay còn gọi là các hoạt động kiểm soát trước) được thiết kế để tránh những sai sót trong sản xuất trước khi chúng xảy ra.
  • Hoạt động kiểm soát phát hiện được thiết kế nhằm giám sát hoạt động/quy trình để xác định các biện pháp kiểm soát phòng ngừa còn thiếu sót và lỗi, sự cố trong sản xuất, từ đó có các biện pháp ứng phó phù hợp.
  • Hoạt động kiểm soát dò tìm (còn được gọi là các hoạt động kiểm soát sau) được thiết kế để xác định các sai sót hoặc bất thường đã xảy ra và cho phép quản lý có hành động khắc phục kịp thời.

OHSimageAS89

Bước 5: Giám sát – Báo cáo

Quá trình giám sát và báo cáo rủi ro được thực hiện nhằm đánh giá tính hiệu quả và sự phù hợp của khung quản trị rủi ro của nhà máy. Bằng cách thường xuyên giám sát rủi ro và đánh giá hiệu quả của việc xử lý rủi ro, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chương trình quản lý rủi ro phù hợp với tình hình cụ thể. Báo cáo các bên liên quan về quy trình quản lý rủi ro, gồm:

Đánh giá hiệu quả của hoạt động kiểm soát (có thực hiện đúng không).

Đánh giá hiệu quả của khung quản trị rủi ro doanh nghiệp.

Các rủi ro còn lại sau khi đã áp dụng các giải pháp ứng phó.

5/5 - (2 bình chọn)