Huấn luyện an toàn lao động 6 nhóm

Nguy cơ tai nạn lao động luôn hiện diện và có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong môi trường làm việc. Chính vì thế, sự cần thiết của huấn luyện an toàn lao động nên đặt lên hàng đầu. Đước quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP, đối tượng cần tham gia huấn luyện an toàn lao động được chia thành 6 nhóm để đảm bảo rằng mỗi đối tượng đều được tiếp cận nội dung và kỹ năng về an toàn lao động phù hợp. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu về huấn luyện an toàn lao động 6 nhóm.

Huấn luyện an toàn lao động 6 nhóm
Huấn luyện an toàn lao động 6 nhóm

Căn cứ pháp luật về huấn luyện an toàn lao động 6 nhóm.

– Luật an toàn lao động ngày 25/06/2016

– Căn cứ theo Nghị định số 37/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.

– Căn cứ theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động có hiệu lực từ 1/7/2016

– Căn cứ theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động

Lợi ích khi tham gia huấn luyện an toàn lao động

Tham gia huấn luyện an toàn lao động mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cả người lao động và tổ chức.

Giảm nguy cơ tai nạn: Huấn luyện an toàn giúp người lao động nhận biết và tránh các tình huống nguy hiểm, từ đó giảm nguy cơ tai nạn lao động và chấn thương.

Bảo vệ sức khỏe: Nắm vững quy tắc an toàn làm việc giúp bảo vệ sức khỏe của người lao động khỏi các nguy cơ độc hại, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Tăng hiệu suất công việc: Người lao động được đào tạo về an toàn thường làm việc cẩn thận hơn, tập trung hơn vào công việc và giảm thiểu các gián đoạn do tai nạn xảy ra.

Tuân thủ quy định: Tham gia huấn luyện an toàn giúp người lao động hiểu và tuân thủ các quy định và luật pháp an toàn liên quan, tránh vi phạm và xử lý mọi việc theo đúng quy định.

Tạo sự tự tin cho người lao động: Khi người lao động đã được đào tạo và hiểu cách làm việc một cách an toàn, họ sẽ tự tin hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ và giải quyết tình huống không an toàn.

Tạo môi trường làm việc an toàn: Đối với tổ chức, việc đào tạo an toàn giúp tạo ra một môi trường làm việc an toàn và thúc đẩy văn hóa an toàn trong công ty.

Giảm thiểu chi phí không đáng có: Nguy cơ tai nạn lao động có thể dẫn đến các khoản chi phí lớn, như việc chi trả bảo hiểm lao động, xử lý hậu quả tai nạn, hoặc thậm chí là việc đền bù cho người lao động bị thương. Bằng cách đầu tư vào huấn luyện an toàn lao động, doanh nghiệp có thể giảm thiểu những chi phí này.

6 nhóm đối tượng cần tham gia huấn luyện an toàn lao động

Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động

Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật. Quản đốc phân xưởng hoặc tương đương.

Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Người có chức vụ (lãnh đạo), không trực tiếp tham gia vào công việc sản xuất như: Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Trưởng – phó phòng (ban) của Công ty hoặc chi nhánh; phụ trách bộ phận: Sản xuất – Kinh doanh – Kỹ thuật.

Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ccán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở.

Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

Người làm công tác an toàn là người làm công việc: Xây dựng nội quy, quy trình, biện pháp an toàn lao động, đốc thúc và giám sát việc thực thi. Quản lý, theo dõi, khai báo về máy, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động. Thông tin, tuyên truyền,…

Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

Là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động hoặc người làm công việc có tiếp xúc với Danh mục các loại thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Trong các nhóm huấn luyện an toàn lao động, nhóm 3 là nhóm được chia ra nhiều loại dựa trên môi trường làm việc và tính chất công việc khác nhau. Như: công nhân, Bảo dưỡng, Bảo trì, Bảo vệ, Bếp trưởng, bốc xếp, kỹ thuật viên, đội trưởng, cán bộ kỹ thuật, nhân viên,…

Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 5 trong 6 nhóm huấn luyện an toàn. Bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.

Các đối tượng thuộc nhóm 4 bao gồm những người lao động không có chức vụ, không tham gia công việc an toàn, lao động trong điều kiện bình thường không nguy hiểm.

Nhóm 5: Người làm công tác y tế: Bác sĩ, Cán bộ y tế, Nhân viên y tế, Y tá…

Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động trong 6 nhóm huấn luyện an toàn.

Các chức danh và vị trí có thể thuộc nhóm 6 an toàn vệ sinh viên: tổ trưởng, đội trưởng, trưởng ca, chuyền trưởng…

Nội dung huấn luyện an toàn lao động 6 nhóm

Nội dung huấn luyện an toàn 6 nhóm được quy định tại Nghị đinh 44/2016/NĐ-CP. Nội dung huấn luyện mỗi nhóm đối tượng là khác nhau:

Nội dung huấn luyện nhóm 1

🔸 Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

🔸 Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:

– Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở.

– Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động.

– Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động.

– Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

Nội dung huấn luyện nhóm 2

🔸 Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

🔸 Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động:

– Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở.

– Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

– Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động.

– Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

– Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động.

– Xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm.

– Phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.

– Xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; nghiệp vụ công tác tự kiểm tra.

– Công tác điều tra tai nạn lao động; những yêu cầu của công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động.

– Quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

– Hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

– Sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

– Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động.

🔸 Nội dung huấn luyện chuyên ngành:

– Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại.

– Quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Nội dung huấn luyện an toàn nhóm 3

🔸 Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

🔸 Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động:

– Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động.

– Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động.

– Chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.

– Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

– Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân.

– Nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

🔸 Nội dung huấn luyện chuyên ngành:

– Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm.

– Quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động.

– Kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động.

Nội dung huấn luyện nhóm 4

🔸 Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động:

– Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động.

– Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động.

– Chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.

– Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

– Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân, nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

🔸 Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc: Quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

Nội dung huấn luyện nhóm 5

🔸 Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

🔸 Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:

– Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở.

– Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động.

– Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động.

– Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

🔸 Huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động:

– Yếu tố có hại tại nơi làm việc.

– Tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại.

– Lập hồ sơ vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

– Các bệnh nghề nghiệp thường gặp và biện pháp phòng chống.

– Cách tổ chức khám bệnh nghề nghiệp, khám bố trí việc làm, chuẩn bị hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp.

– Tổ chức và kỹ năng sơ cứu, cấp cứu.

– Phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc.

– An toàn thực phẩm.

– Quy trình lấy và lưu mẫu thực phẩm.

– Tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật và dinh dưỡng cho người lao động.

– Nâng cao sức khỏe nơi làm việc, phòng chống bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc.

– Kiến thức, kỹ năng, phương pháp xây dựng kế hoạch, phương án, trang bị phương tiện và điều kiện cần thiết để thực hiện công tác vệ sinh lao động.

– Phương pháp truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp. Lập và quản lý thông tin về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc.

– Lập và quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp.

– Công tác phối hợp với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động để thực hiện nhiệm vụ liên quan theo quy định tại Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động.

Nội dung huấn luyện nhóm 6

Người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ngoài nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên.

Chứng nhận huấn luyện an toàn lao động

Học viên tham gia khóa học thông qua sát hạch, kiểm tra sẽ được cấp:

– Chứng nhận an toàn lao động với nhóm 1, 2, 5, 6 (thời hạn 2 năm).

– Thẻ an toàn với nhóm 3 (thời hạn 2 năm).

– Ngoài ra, nhóm 5 sẽ được cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động (thời hạn 5 năm).

– Nhóm 4 sau khi thông qua sát hạch sẽ kỹ sổ theo dõi huấn luyện an toàn.

Thời gian huấn luyện an toàn vệ sinh lao động 6 nhóm là bao nhiêu?

Theo Điều 19 Nghị định 44/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định về thời gian huấn luyện như sau:

Thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu được quy định như sau:

✔️ Nhóm 1, nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

✔️ Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.

✔️ Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

✔️ Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

✔️ Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

Thời gian huấn luyện định kỳ bằng ½ thời gian huấn luyện lần đầu.

Trung tâm huấn luyện an toàn lao đọng 6 nhóm

CRS VINA là trung tâm đào tạo an toàn lao động và quản lý rủi ro.

Chúng tôi cung cấp các khóa học và chương trình đào tạo giúp người lao động và tổ chức nắm vững các kiến thức và kỹ năng liên quan đến an toàn làm việc, đồng thời giúp họ hiểu và quản lý các nguy cơ và rủi ro trong môi trường làm việc.

Đội ngũ giảng viên là những chuyên gia hàng đầu với nhiều năm kinh nghiệm đứng lớp.

CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website:https://crsvina.com/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

⚜️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

⚜️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

⚜️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

⚜️ Văn phòng tại Cà Mau: đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

⚜️ Văn phòng tại Sơn La: đường Tô Hiệu, tổ 5, phường Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.

5/5 - (2 bình chọn)