Yêu cầu về an toàn trong bảo quản hoá chất nguy hiểm

An toàn trong bảo quản hoá chất nguy hiểm là cần thiết để bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường và đảm bảo hiệu quả và sự bền vững của quá trình quản lý chất nguy hiểm. Việc tuân thủ yêu cầu về an toàn trong bảo quản hoá chất nguy hiểm không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là trách nhiệm đạo đức và đóng góp vào việc xây dựng một xã hội an toàn và bền vững. Yêu cầu về an toàn trong bảo quản hoá chất nguy hiểm đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, quy tắc và phương pháp an toàn để giảm thiểu nguy cơ gây hại cho con người, động vật và môi trường.

Yêu cầu về an toàn trong bảo quản hoá chất nguy hiểm
Yêu cầu về an toàn trong bảo quản hoá chất nguy hiểm

Tại sao an toàn trong bảo quản hoá chất nguy hiểm là quan trọng?

An toàn trong bảo quản hoá chất nguy hiểm là vô cùng quan trọng vì các chất này có thể gây nguy hại nghiêm trọng cho con người và môi trường. Nếu không tuân thủ các yêu cầu an toàn, nguy cơ xảy ra tai nạn, cháy nổ, ô nhiễm và thương tích có thể tăng lên đáng kể.

Việc tuân thủ yêu cầu an toàn trong bảo quản hoá chất nguy hiểm đảm bảo rằng các chất này được lưu trữ, sử dụng và vận chuyển một cách an toàn. Giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn, bảo vệ sức khỏe của con người và tránh tác động tiêu cực đến môi trường.

Ngoài ra, việc tuân thủ các yêu cầu an toàn còn giúp tăng hiệu quả và hiệu suất trong việc quản lý chất nguy hiểm. Quá trình bảo quản và sử dụng an toàn giảm thiểu lãng phí và mất mát, đồng thời giảm chi phí thay thế và tái chế.

Đối với các tổ chức và doanh nghiệp, việc tuân thủ yêu cầu an toàn cũng giúp xây dựng uy tín và niềm tin từ phía khách hàng và cộng đồng. Điều này tạo ra một môi trường làm việc an toàn và đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, giúp tránh các vấn đề pháp lý và trách nhiệm pháp lý tiềm ẩn.

Yêu cầu về an toàn trong bảo quản hoá chất nguy hiểm

Căn cứ Điều 6 Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định về bảo quản hóa chất như sau:

Các hóa chất nguy hiểm phải được phân khu, sắp xếp theo tính chất của từng loại hóa chất.

Không được bảo quản chung các hóa chất có khả năng phản ứng với nhau hoặc có yêu cầu về an toàn hóa chất, phòng, chống cháy nổ khác nhau trong cùng một khu vực. Các hóa chất có đặc tính không tương thích phải được bảo quản bằng cách phân lập khu vực theo khoảng cách an toàn hoặc cách ly trong các khu vực riêng biệt bằng tường chắn để đảm bảo không tiếp xúc với nhau kể cả khi xảy ra sự cố. Các hóa chất có đặc tính không tương thích được quy định chi tiết tại Phụ lục B của Quy chuẩn này.

Yêu cầu về an toàn trong bảo quản hoá chất nguy hiểm
Yêu cầu về an toàn trong bảo quản hoá chất nguy hiểm

Hóa chất trong kho phải được bảo quản theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, đảm bảo yêu cầu an toàn, thuận lợi cho công tác ứng phó sự cố hóa chất.

Quá trình vận chuyển hóa chất phải thực hiện theo quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm.

Khi xếp hóa chất trong kho phải đảm bảo yêu cầu an toàn cho người lao động và hàng hóa như sau:

– Đối với hàng đóng bao phải xếp trên bục hoặc trên giá đỡ, cách tường ít nhất 0.5m, hóa chất có khả năng phản ứng với nước phải xếp trên bục cao tối thiểu 0,12m.

– Các thiết bị chứa hóa chất không được xếp sát tràn kho và không cao quá 2m nếu không có kệ chứa.

– Lối đi chính trong kho rộng tối thiểu 1.5m

– Lập kế hoạch kiểm tra giám sát các điểm nguy cơ xảy ra sự cố tại nhà xưởng, kho chứa hóa chất nguy hiểm.

Sắp xếp hóa chất trên các kệ, giá đỡ, tủ,… chứa hóa chất phải đảm bảo an toàn tải trọng thiết kế và tải trọng cho phép của sàn.

Xếp chồng các phương tiện chứa hóa chất phải đảm bảo khả năng chịu tải cho phép của pa-lết Không xếp nhiều hơn ba (03) tầng đối với phương tiện chứa dung tích dưới 1,000lít. Không xếp nhiều hơn hai (02) tầng đối với phương tiện chứa dung tích trên 1,000lít.

Huấn luyện an toàn hoá chất

 

An toàn trong sử dụng và bảo quản hoá chất dễ cháy nổ

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng và bảo quản hóa chất dễ cháy, nổ, có những yêu cầu cần tuân thủ.

Căn cứ mục 6.1 TCVN 5507-2002 hóa chất nguy hiểm – quy định an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển, yêu cầu:

– Phải chia thành nhiều khu vực, kho riêng theo mức độ dễ cháy, nổ của các nhóm hóa chất, để bảo quản được an toàn theo quy định trong phụ lục D.

– Kho chứa hóa chất dễ cháy, nổ phải cách ly với lửa và nguồn nhiệt. Phải chấp hành nghiêm ngặt các quy định sau:

+ Cấm đem các vật gây ra lửa vào kho, cấm chiếu sáng bằng lửa, chỉ được chiếu sáng bằng đèn phòng cháy, nổ. Cấm hàn hoặc làm những việc phát ra tia lửa điện gần kho dưới 20m.

+ Không đi giầy đinh hoặc có đóng cá sắt đem vào kho. Khi vận chuyển đồ chứa bằng kim loại, cấm quăng quật, kéo lê trên sàn cứng, cấm dùng các dụng cụ gây ra tia lửa.

+ Cấm để các vải lau, giẻ bẩn dính dầu mỡ trong kho.

+ Các xe chạy bằng ắc-quy, thiết bị nâng, xúc bằng điện phải lắp động cơ an toàn phòng nổ.

 

– Kho phải khô ráo, thông thoáng, phải có hệ thống thông gió tự nhiên hay cưỡng bức. Đối với các chất dễ bị ôxy hóa, bay hơi, cháy, nổ bắt lửa ở nhiệt độ thấp phải thường xuyên theo dõi độ ẩm và nhiệt độ.

– Bao bì chứa đựng hóa chất dễ cháy, nổ dưới tác dụng của ánh sáng, phải bằng vật liệu hoặc có màu cản được ánh sáng hoặc được bọc bằng các vật liệu ngăn ngừa ánh sáng chiếu vào. Các cửa kính của nhà kho phải được sơn cản ánh sáng hoặc dùng kính mờ.

– Chất lỏng dễ cháy, bay hơi phải chứa trong các thùng không rò rỉ và để trong hang hầm hoặc để trong kho thoáng mát, không tồn chứa cùng các chất oxy hóa trong một kho.

– Khi rót chất lỏng dễ cháy vào thùng kim loại tiếp đất vỏ thùng bằng miếng đồng hoặc nhôm, không tiếp đất bằng kim loại đen

Yêu cầu trong bảo quản hóa chất ăn mòn

Cơ sở có hóa chất ăn mòn phải có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế sự ăn mòn, bảo vệ công trình xây dựng. Nhà xưởng, kho chứa hóa chất ăn mòn ở dạng lỏng phải có hệ thống rãnh thu gom, hệ thống thu hồi xử lý hóa chất.

Thiết bị, đường ống chứa hóa chất ăn mòn phải được làm bằng vật liệu thích hợp, đảm bảo kín. Các vị trí van và cửa mở phải ở vị trí an toàn cho người thao tác đi lại. Trường hợp chứa trong thiết bị chịu áp lực, định kỳ phải kiểm tra theo quy định.

Đường đi phía trên thiết bị có hóa chất ăn mòn phải có lan can bảo vệ, có tay vịn đảm bảo an toàn trong quá trình thao tác. Thành thiết bị, bể chứa phải cao hơn vị trí người thao tác ít nhất 1.2m, không được xây bục hoặc kê bất cứ vật gì làm giảm chiều cao nói trên.

Kho chứa hóa chất ăn mòn phải làm bằng các vật liệu không bị chất ăn mòn phá huỷ. Nền kho chứa phải bằng phẳng, xung quanh chỗ để phải có gờ cao ít nhất 0.1m hoặc rải một lớp cát dày 0.2 – 0.3m.

an toan kho hoa chat FILEminimizer

Không để các chất hữu cơ như rơm, vỏ bào, mùn cưa, giấy, hay chất ôxy hóa, chất dễ cháy, nổ trong cùng một kho với hóa chất ăn mòn. Hóa chất ăn mòn vô cơ có tính axít, chất ăn mòn có tính kiềm và các chất ăn mòn khác phải bảo quản ở những khu vực hoặc kho chứa khác nhau; các khu vực chứa phải có lối đi rộng ít nhất là 1m.
Bao bì chứa hóa chất ăn mòn phải làm bằng vật liệu không bị hóa chất ăn mòn phá hủy, phải đảm bảo kín; hóa chất ăn mòn dạng lỏng không được nạp quá hệ số đầy theo quy định đối với mỗi loại hóa chất.

Các hóa chất không tương thích hoặc khi tiếp xúc với nhau tạo ra phản ứng nguy hiểm, không để cùng khu vực bảo quản hóa chất ăn mòn: Cách ly trong các khu vực riêng biệt, hoặc phân lập khu vực theo khoảng cách cách ly tối thiểu 5m đối với hóa chất ăn mòn thể lỏng hoặc 3m đối với hóa chất ăn mòn dạng rắn.

Đối với các hóa chất tạo phản ứng nguy hiểm khi tiếp xúc với nhau, áp dụng một trong các giải pháp sau: Cách ly trong các khu vực riêng biệt có tường, cửa chắn đảm bảo an toàn; phân lập khu vực theo khoảng cách an toàn tối thiểu 5m; lưu giữ trong cùng khu vực nhưng sử dụng riêng hệ thống khay thu gom tràn đổ hoặc thoát nước đảm bảo không có khả năng tiếp xúc kể cả trong trường hợp tràn đổ, rò rỉ, rơi vãi.

Tại nơi có hóa chất ăn mòn phải có tủ thuốc cấp cứu, vòi nước, thùng chứa hóa chất trung hòa: dung dịch natri cacbonat (NaHCO3) nồng độ 0,3%, dung dịch axit (CH3COOH) nồng độ 0.3% hoặc các dung dịch phù hợp khác để phục vụ ứng cứu sự cố hóa chất.

Yêu cầu trong bảo quản hóa chất độc

Nơi có hơi khí độc, bụi độc phải thông gió tự nhiên và kết hợp với các biện pháp thông gió cưỡng bức, đảm bảo nồng độ chất độc trong môi trường làm việc không vượt quá nồng độ giới hạn cho phép theo quy định pháp luật hiện hành.

Hóa chất độc phải bảo quản trong kho có tường và nền không thấm nước, không bị ảnh hưởng của lũ lụt, xa nơi đông dân cư, kho phải có khóa bảo đảm, chắc chắn. Khu vực chứa hóa chất độc phải có hệ thống bờ, rãnh thu gom; hệ thống thu gom có dung tích chứa tối thiểu bằng 110% tổng thể tích hàng hóa. Khu vực san chiết, đóng gói lại phương tiện chứa phải thông thoáng, đảm bảo vệ sinh an toàn hoặc có trang bị hệ thống hút hơi khí độc.

yeu cau ve an toan trong bao quan hoa chat nguy hiem 1

5/5 - (1 bình chọn)