Đối tượng phải kiểm kê khí nhà kính

Quy định về kiểm kê khí nhà kính là bắt buộc đối với các cơ sở thuộc danh mục do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Vậy đối tượng phải kiểm kê khí nhà kính gồm những ai?

Đối tượng phải kiểm kê khí nhà kính

Được quy định tại Điều 6 Nghị định 06/2022/NĐ-CP, đối tượng cần thực hiện kiểm kê khí nhà kính:

Các cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là những cơ sở phát thải khí nhà kính có mức phát thải hằng năm từ 3,000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường dưới đây:

– Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1,000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên.

– Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1,000 TOE trở lên.

– Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1,000 TOE trở lên.

– Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65,000 tấn trở lên.

Các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính chủ động cung cấp thông tin liên quan gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì rà soát tổng lượng tiêu thụ năng lượng, công suất hoạt động; trên cơ sở đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh, cập nhật vào danh mục.

Các cơ sở không thuộc đối tượng quy định trên được khuyến khích thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện, hoạt động của mình nhằm nâng cao hình ảnh doanh nghiệp phát triển bền vững đáp ứng tốt các yêu cầu từ các nhãn hàng có trách nhiệm theo dõi và thực hiện theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP đến năm 2030.

Các lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Quy định tại Điều 1 Quyết định 01/2022.QĐ-TTg về danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Bao gồm:

Năng lượng

Công nghiệp sản xuất năng lượng.

Tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ và dân dụng.

Khai thác than.

Khai thác dầu và khí tự nhiên.

kiem ke khi nha kinh
kiem ke khi nha kinh

Giao thông vận tải

Tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải

Xây dựng

Tiêu thụ năng lượng trong ngành xây dựng.

Các quá trình công nghiệp trong sản xuất vật liệu xây dựng.

Xây dựng
Xây dựng

Các quá trình công nghiệp

Sản xuất hoá chất

Luyện kim.

Công nghiệp điện tử

Sử dụng sản phẩm thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ozone.

Sản xuất và sử dụng các sản phẩm công nghiệp khác.

Sản xuất hoá chất
Sản xuất hoá chất

Nông nghiêp – Lâm nghiệp và sử dụng đất

Chăn nuôi.

Lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất

Trồng trọt.

Tiêu thụ năng lượng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

Các nguồn phát thải khác trong nông nghiệp.

Nông nghiêp – Lâm nghiệp và sử dụng đất
Nông nghiêp – Lâm nghiệp và sử dụng đất

Chất thải

Bãi chôn lấp chất thải rắn.

Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học.

Thiêu đốt và đốt lộ thiên chất thải.

Xử lý và xả thải nước thải.

Bãi chôn lấp chất thải rắn.
Bãi chôn lấp chất thải rắn.

Đối tượng nào phải thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính?

Các cơ sở không thuộc đối tượng quy định được khuyến khích thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện, hoạt động của mình nhằm nâng cao hình ảnh doanh nghiệp phát triển bền vững đáp ứng tốt các yêu cầu từ các nhãn hàng có trách nhiệm theo dõi và thực hiện theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP đến năm 2030.

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định các đối tượng phải thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bao gồm như sau:

– Các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

– Các bộ quản lý lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp là các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng.

– Các tổ chức, cá nhân không thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành được khuyến khích thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện, hoạt động của mình.

Mẫu báo cáo phát thải khí nhà kính

Khi nào cần thực hiện kiểm kê khí nhà kính?

Các cơ sở phát thải khí nhà kính thuộc danh mục phải thực hiện kiểm kê nhà kính phải tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính, xây dựng và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu phát thải khí nhà kính và thực hiện kiểm kê khí nhà kính định kỳ 02 năm/một lần. Kết quả kiểm kê gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01/12 của kỳ báo cáo để tổng hợp.

Phải xây dựng, thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hằng năm. Thực hiện lồng ghép hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chương trình quản lý chất lượng, chương trình sản xuất sạch hơn, chương trình bảo vệ môi trường của cơ sở.

Hằng năm, các cơ sở phát thải phải lập báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính để thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở theo hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trước ngày 31 tháng 12 của kỳ báo cáo.

Lộ trình kiểm kê khí nhà kính

Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giai đoạn 2023 – 2025

Năm 2023: Cung cấp thông tin, số liệu, xây dựng kế hoạch kiểm kê khí nhà kính.

Năm 2024: Kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng báo cáo kiểm kê 02 năm/1 lần.

Năm 2025: hoàn thiện báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở. Trước thời điểm ngày 31/12/2025 phê duyệt kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính từ 2026 – 2030, gửi Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Quản lý, Sở Tài nguyên và Môi trường.

Giai đoạn 2026 – 2030: Giảm phát thải, trao đổi tín chỉ carbon.

5/5 - (1 bình chọn)