Kiểm định an toàn thiết bị

Kiểm định an toàn thiết bị là quá trình xác định độ an toàn của thiết bị, đảm bảo thiết bị đáp ứng được các yêu cầu về an toàn và không gây nguy hiểm đến người sử dụng.

Kiểm định an toàn thiết bị
Kiểm định an toàn thiết bị

Kiểm định an toàn thiết bị là gì?

Kiểm định an toàn thiết bị là hoạt động đánh giá hiện trạng máy móc và đưa ra các kết luận để đảm bảo được chúng có thực sự an toàn khi được sử dụng trong công trình hay không.

Căn cứ pháp luật về kiểm định an toàn thiết bị

🖌 Thông tư số 53/2016/TT – BLĐTBXH ngày 28/12/2016 – Ban hành danh mục, thiết bị máy móc, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 12/02/2017, thay thế Thông tư số 05/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06/03/2014 của Bộ Lao động)

🖌 Thông tư số 54/2016/TT – BLĐTBXH ngày 28/12/2016 “Ban hành 30 quy trình kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội”

🖌 Thông tư số 41/2016/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 11 năm 2016 “Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động”

🖌 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (thay thế nghị định số 06/CP).

🖌 Luật an toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 25/6/2015 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.

Các loại máy móc thiết bị cần phải kiểm định an toàn

Kiểm định an toàn kỹ thuật máy móc thiết bị là hoạt động bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng các thiết bị nằm trong danh mục có yêu cầu kiểm định an toàn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương.

Danh mục các máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động cần kiểm định:

▪️ Nồi hơi và thiết bị áp lực: Nồi hơi, Nồi đun nước nóng; Nồi gia nhiệt; Bình áp lực, Bồn, Bể có áp lực; Chai chứa khí; Máy nén khí,…

▪️ Thang máy, Thang cuốn;

▪️ Thiết bị nâng: Xe nâng, Cần trục, Cổng trục, Vận thăng, Cẩu tháp, Palang, Tời nâng, Sàn nâng…;

▪️ Hệ thống lạnh;

▪️ Hệ thống đường ống dẫn hơi nước và nước nóng;

▪️ Đường ống dẫn khí; Hệ thống chiết xuất điều chế khí; Hệ thống khí y tế; Hệ thống gas.

▪️ Kiểm định thiết bị đo lường

▪️ Kiểm định hệ thống chống sét

▪️ Kiểm định thiết bị điện

….

Kiểm định an toàn thiết bị
Kiểm định an toàn thiết bị

Tại sao phải kiểm định an toàn?

Các lợi ích của việc kiểm định an toàn kỹ thuật máy móc thiết bị bao gồm:

Giúp đơn vị sử dụng tuân thủ quy định pháp luật và tránh bị xử phạt trong trường hợp thanh tra kiểm tra.

Kiểm định thiết bị ngoài danh mục mà pháp luật yêu cầu đảm bảo an toàn, nhằm đáp ứng nhu cầu của đơn vị sử dụng.

Đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình vận hành, sử dụng máy móc.

Tạo niềm tin về môi trường làm việc an toàn đối với nhân viên, đối tác và khách hàng.

Tăng năng suất làm việc và chất lượng sản phẩm.

Phát hiện các vấn đề hư hỏng của thiết bị, đánh giá tình trạng máy móc và có kế hoạch bảo dưỡng, khắc phục sự cố, từ đó tăng hiệu quả sử dụng thiết bị.

Quy trình kiểm định

🔹 Chuẩn bị kiểm định

Trước khi tiến hành kiểm định thiết bị nâng kiểu cầu, tổ chức kiểm định và cơ sở phải phối hợp, thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định và cử người tham gia, chứng kiến kiểm định.

Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị.

Kiểm tra các báo cáo kiểm định trước đó.

🔹 Tiến hành kiểm định

Kiểm tra bên ngoài

Kiểm tra vị trí lắp đặt thiết bị, hệ thống điện, bảng hướng dẫn nội quy sử dụng, hàng rào bảo vệ, mặt bằng, khoảng cách và các biện pháp an toàn, các chướng ngại vật cần lưu ý trong suốt quá trình tiến hành kiểm định; sự phù hợp của các bộ phận, chi tiết và thông số kỹ thuật của thiết bị so với hồ sơ, lý lịch.

Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu, bộ phận của thiết bị nâng, đặc biệt chú trọng đến tình trạng các bộ phận và chi tiết.

Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải

Các chế độ thử tải – phương pháp thử

Kiểm định an toàn thiết bị
Kiểm định an toàn thiết bị

🔹 Xử lý kết quả kiểm định

Bước 1: Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo quy trình này.

Bước 2: Thông qua biên bản kiểm định

Bước 3: Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị nâng kiểu cầu (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định).

Bước 4: Dán tem kiểm định: Khi kết quả kiểm định thiết bị nâng kiểu cầu đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, kiểm định viên dán tem kiểm định cho thiết bị. Tem kiểm định được dán ở vị trí dễ quan sát.

Bước 5: Cấp giấy Chứng nhận kết quả kiểm định:

– Khi thiết bị nâng kiểu cầu có kết quả kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho thiết bị nâng kiểu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định tại cơ sở.

– Khi thiết bị nâng kiểu cầu có kết quả kiểm định không đạt các yêu cầu thì chỉ thực hiện các bước 1,2 và chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, trong đó phải ghi rõ lý do thiết bị nâng kiểu cầu không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn thực hiện các kiến nghị đó; đồng thời gửi biên bản kiểm định và thông báo về cơ quan quản lí nhà nước về lao động địa phương nơi lắp đặt, sử dụng thiết bị nâng kiểu cầu.

Các hình thức kiểm định an toàn

🔸 Kiểm định an toàn lần đầu.

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.

🔸. Kiểm định an toàn định kỳ.

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.

🔸 Kiểm định an toàn bất thường.

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn thiết bị theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trong các trường hợp sau:

Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị.

Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt.

Khi sử dụng lại các bình đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên(đối với thiết bị chịu áp lực).

Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Nếu không thực hiện kiểm định an toàn thiết bị sẽ bị xử phạt như thế nào?

Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định rõ các khoản phạt liên quan đến việc sử dụng máy, thiết bị, vật tư trong quá trình làm việc, đặc biệt là những máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và vệ sinh lao động. Sau đây là các mức phạt cụ thể:

Nếu không khai báo cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày trước hoặc sau khi đưa vào sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Nếu không lưu giữ đầy đủ hồ sơ kỹ thuật của các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, sẽ bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Nếu vi phạm các quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; sử dụng máy, thiết bị, vật tư không được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng; hoặc sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng hoặc hết thời hạn sử dụng, sẽ bị phạt từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Nếu không kiểm định trước khi đưa vào sử dụng hoặc không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, sẽ bị phạt từ 02 lần đến 03 lần tổng chi phí kiểm định máy, thiết bị, vật tư vi phạm, tính theo mức giá tối thiểu do cơ quan có thẩm quyền quy định nhưng không thấp hơn 20.000.000 đồng và tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động mà không đáp ứng được các quy chuẩn kỹ thuật về an toàn lao động hoặc không được chứng nhận phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng
Nếu tiếp tục sử dụng máy, thiết bị hoặc vật tư mà yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đã thực hiện kiểm định nhưng kết quả kiểm định không đạt yêu cầu, sẽ bị phạt từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.

Quy trình kiểm định an toàn thiết bị của CRS VINA

Để được kiểm định an toàn bởi CRS VINA, các doanh nghiệp cần phải thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Liên hệ với đơn vị

Các doanh nghiệp cần liên hệ với đơn vị kiểm định an toàn thiết bị CRS VINA để được tư vấn về các thông tin cần thiết, quy trình kiểm định và chi phí dịch vụ.

Bước 2: Thỏa thuận về dịch vụ và chi phí

Sau khi được tư vấn, các doanh nghiệp và đơn vị CRS VINA sẽ thống nhất về quy trình kiểm định, thời gian kiểm định và chi phí dịch vụ.

Bước 3: Kiểm tra và kiểm định

Đối với từng thiết bị, đội ngũ chuyên gia của CRS VINA sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá tính an toàn của thiết bị và thực hiện các thử nghiệm cần thiết.

Bước 4: Cấp chứng nhận kiểm định

Sau khi hoàn thành quy trình kiểm định, CRS VINA sẽ cấp chứng nhận kiểm định cho thiết bị, đảm bảo tính an toàn và đáp ứng các yêu cầu quy định của pháp luật và tiêu chuẩn.

Tại sao chọn đơn vị kiểm định CRS VINA?

CRS VINA là đơn vị kiểm định uy tín với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại và quy trình kiểm định chuyên nghiệp. Chúng tôi cam kết đem lại dịch vụ kiểm định an toàn thiết bị chất lượng nhất cho các doanh nghiệp, đảm bảo tính an toàn và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật và tiêu chuẩn.
Với đội ngũ chuyên môn chuyên sâu và kinh nghiệm lâu năm, CRS VINA sẽ giúp các doanh nghiệp kiểm định an toàn các thiết bị của mình một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng.

CÔNG TY TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: https://crsvina.com/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

✔️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.

✔️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.

✔️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.

✔️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

✔️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

5/5 - (2 bình chọn)