Đánh giá phân loại lao động theo điều kiện lao động TT 29

Người lao động được làm việc trong môi trường an toàn, đảm bảo về điều kiện chăm sóc sức khoẻ cả tinh thần và thể chất sẽ giúp nâng cao tinh thần lao động, cống hiến giúp gia tăng giá trị cho doanh nghiệp thúc đẩy mạnh mẽ phát triển thương hiệu và thị phần. Cùng với đó thì các quy định cũng đã được ban hành từ rất lâu để hướng dẫn doanh nghiệp về căn cứ để rà soát và thực hiện chế độ bồi dưỡng cho người lao động làm việc vị trí lao động thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm. Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2021 có hiệu lực 15/4/2021 đã đưa ra quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động, thông tư đã đưa vào áp dụng một thời gian tuy nhiên thì các đơn vị khi tiến hành lên kế hoạch thực hiện việc Đánh giá phân loại lao động theo điều kiện lao động theo TT 29 vẫn còn một số vướng mắc, Phòng chuyên môn Crs Vina cũng xin thảo luận cùng quý Anh/Chị về Đánh giá phân loại lao động theo điều kiện lao động theo TT 29 qua nội dung dưới đây.

Danh gia phan loai lao dong theo dieu kien lao dong TT29

Quy định về đánh giá phân loại lao động theo điều kiện lao động

Khoản 2 Điều 4 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định “Phân loại lao động theo điều kiện lao động đối với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động để thực hiện các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khoẻ đối với người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật An toàn, vệ sinh lao động”.

Khoản 1 Điều 10 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định “Người sử dụng lao động thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại lao động lần đầu và khi có sự thay đổi về công nghệ, quy trình tổ chức sản xuất dẫn đến việc thay đổi về điều kiện lao động hoặc khi thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động mà phát hiện những yếu tố nguy hiểm, có hại mới phát sinh so với lần đánh giá trước đó nhưng phải bảo đảm thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại điều kiện lao động tối thiểu 01 lần trong vòng 05 năm.”

Khoản 5 Điều 21 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định Đánh giá phân loại lao động theo điều kiện lao động theo TT 29 Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thực hiện đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động đối với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện chế độ cho người lao động quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật An toàn, vệ sinh lao động”.

Cần quan tâm nội dung gì?

Đánh giá phân loại lao động theo điều kiện lao động theo TT 29/2021 đưa ra các nội dung cụ thể:

✔️ Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH ban hành tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động cho các nghề, công việc tại nơi làm việc tại các Cơ sở, nhà máy từ đó xác định chính xác mức độ nặng nhọc độc hại nguy hiểm cho mỗi công việc.

✔️ Việc đánh giá phải được thực hiện lần đầu để sau khi đánh giá, dựa vào kết quả đánh giá sẽ thực hiện hồ sơ phân loại lao động theo điều kiện lao động ở các mức I, II, III, IV, V, VI như sau:

🔸 Đánh giá phân loại mức I, II, III thì đó là nghề, công việc không nặng nhọc độc hại nguy hiểm;

🔸 Đánh giá phân loại mức IV thì đó là nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm;

🔸 Đánh giá phân loại mức V, VI thì đó là nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm;

✔️ Kết quả phân loại lao động sẽ là căn cứ để đơn vị thực hiện chính xác, đúng các chế độ cho người lao động làm công việc thuộc Danh mục nặng nhọc độc hại nguy hiểm.

✔️ Với những nghề, công việc được đánh giá có sự thay đổi so với Danh mục nặng nhọc độc hại nguy hiểm hiện hành hoặc nghề, công việc thuộc Danh mục nặng nhọc độc hại nguy hiểm nhưng đã được thực hiện các biện pháp loại trừ, giảm thiểu tác động của các yếu tố nặng nhọc độc hại nguy hiểm thì phải gửi Bộ LĐTBXH (Cục ATLĐ) để được phê duyệt trước khi áp dụng tại doanh nghiệp.

✔️ Tần suất đánh giá là 5 năm 1 lần hoặc khi có thay đổi về công nghệ, quy trình sản xuất mà dẫn đến thay đổi điều kiện làm việc hoặc khi có phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại mới trong lúc làm đánh giá rủi ro.

✔️ Đơn vị đánh giá: Là đơn vị Có chức năng quan trắc quan trắc môi trường lao động.

phan loai lao dong

Quy trình đánh giá phân loại lao động theo Thông tư 29 như thế nào?

✅ Lên danh mc ngh, công vic PLLĐ

✔️ Lên danh mục công việc của toàn nhà máy, đánh giá yếu tố có hại tiếp xúc, đặc điểm lao động, môi trường lao động

✔️ Thống kê các nghề, công việc đã được xếp loại và đang áp dụng chế độ dành cho NNĐHNN tại nhà máy.

✔️ Với những công việc đang không thuộc Danh mục NNĐHNN (theo thông tư số 11/2020-BLĐTBXH) nhưng được đánh giá có tiếp xúc với các yếu tố có hại, nguy hiểm trong quá trình làm việc cũng cần thực hiện đánh giá ĐKLDD để làm căn cứ đề xuất đưa vào Danh mục NNĐHNN => Đây chính là điểm chính mà TT 29/2021-BLĐTBXH muốn hướng đến vì thực tế DM NNĐHNH đã ban hành từ rất lâu & không cập nhật đầy đủ những tên công việc theo thực tế tại doanh nghiệp, thông tư này ban hành ra để tạo điều kiện cho doanh nghiệp được cập nhật, bổ sung thêm công việc mới vào DM NNĐHNN (Cơ hội để các bạn làm nghề HSE, nghề Nhân sự muốn xem xét chế độ cho người lao động một cách chính thức).

  • Để xác định chính xác danh mục công việc cần làm PLLĐ thì cần đánh giá chi tiết đặc điểm của các công việc tại nhà máy.
  • Đồng thời cần phải thống kê tổng số lượng lao động theo công việc, thống kê số lượng lao động chia theo ca làm việc để làm căn cứ lựa chọn đối tượng tham gia đánh giá sau này.

✅ Lp kế hoch thc hin

✔️ La chn ch tiêu đánh giá

Việc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá sẽ do Đơn vị đánh giá thực hiện theo đúng quy định tại Điều 6 & Phụ lục I – TT 29/2021/TT-BLĐTBXH , kinh nghiệm lựa chọn ở đây theo các tiêu chí:

  • Xác định các yếu tố có hại mà NLĐ tiếp xúc
  • Lựa chọn ít nhất 6 chỉ tiêu đo theo 3 nhóm yếu tố cho một công việc được đánh giá:
  • Nhóm yếu tố đánh giá về vệ sinh môi trường lao động (VD: vi khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn, bụi, độ rung, nồng độ hơi khí độc,…);
  • Nhóm yếu tố đánh giá tác động về tâm sinh lý lao động (VD: đo nhịp tim, đo sức bền cơ tay, test trí nhớ, test tập trung, đánh giá mức hoạt động não lực,…);
  • Nhóm yếu tố đánh giá về Ecgônômi – tổ chức lao động (VD: đánh giá chế độ lao động, tư thế lao động, thao tác trong lao động,…).
  • Trong thực tế có thể sẽ phải chọn nhiều hơn 6 chỉ tiêu để đánh giá cho một công việc vì cần đảm bảo tính đặc trưng cho đặc điểm công việc và yếu tố có hại mà NLĐ làm công việc đó tiếp xúc. Việc lựa chọn chỉ tiêu nào để đánh giá để đảm bảo đúng, đủ cho việc xếp loại ĐKLĐ, ngoài dựa trên rà soát của DN còn cần tư vấn của chuyên gia có kinh nghiệm. Luật quy định 6 chỉ tiêu chỉ là tối thiểu thôi.

✔️ La chn đối tượng tham gia đánh giá

Kinh nghiệm sau khi thực hiện PLLĐ ở nhà máy mình xin chia sẻ như bên dưới:

  • Lựa chọn số lượng mẫu đảm bảo ý nghĩa thống kê và mang tính đại diện cho từng nghề, công việc.
  • NLĐ tham gia đánh giá cần có sức khỏe tốt để hạn chế gây sai số cho kết quả, đa dạng độ tuổi và giới tính.

✔️ Lp kế hoch trin khai

Ở mục này các bạn cần lên kế hoạch tùy theo kế hoạch sản xuất của nhà máy tại thời điểm đánh giá, cái này mỗi công ty có thể sẽ khác nhau một chút do quy mô sản xuất, ngành nghề hoạt động, số lượng nhân lực và chỉ tiêu đánh giá.

Sau khi có kế hoạch, cần thông báo xuống các bộ phận liên quan để bố trí đúng và đủ người tham gia vì:

◾Các số liệu về yếu tố vật lý, hóa học, sinh học cần được tập hợp ở 3 thời điểm cho mỗi lao động (theo Phụ lục I, TT 29/2021-BLĐTBXH).

◾Các chỉ tiêu tâm sinh lý cần được thu thập theo đúng phương pháp kỹ thuật, cụ thể mỗi lao động sẽ được đánh giá 3 ngày.

◾Cần phải thống kê tổng số lượng lao động theo công việc, thống kê số lượng lao động chia theo ca làm việc

◾Dựa vào đó chọn mẫu với số lượng ít nhất từ 10 – 30% tổng số lượng lao động tùy theo công việc, tính chất, đặc điểm công việc (Đã áp dụng đối với ngành in, tùy vào nghành nghề khác nhau bên đơn vị đánh giá sẽ chọn số lượng mẫu để đảm bảo ý nghĩa thống kê)

◾Một người lao động phải cam kết tham gia đánh giá tại 3 thời điểm: Đầu ca, giữa ca, cuối ca & đánh giá trong 3 ngày liên tục

◾Các chỉ tiêu quan trắc khi thực hiện ở xưởng phải quan trắc tại vị trí làm việc của người lao động

◾Toàn bộ số liệu, bài kiểm tra, hồ sơ của từng người phải được lưu lại để làm tổng hợp số liệu, thống kê, phân loại theo hướng dẫn tại TT 29/2021-BLĐTBXH

◾ Địa điểm đánh giá, các bạn có thể tổ chức ngay tại nơi làm việc của NLĐ hoặc sắp xếp tuỳ vào điều kiện doanh nghiệp đảm bảo đánh giá được đầy đủ nhân viên, theo kế hoạch đã thống nhất.

✅ Tiến hành đánh giá ti nhà máy

Bước này cần tuân thủ theo kế hoạch đã đề ra và có sự chuẩn bị cho các tình huống bất ngờ như lao động vắng mặt, thời gian làm việc có sự thay đổi,…

Kinh nghiệm ở bước này các bạn cần chọn thêm mẫu dự phòng ngoài số lượng mẫu tối thiểu, để khi có trường hợp NLĐ vì lý do nào đó không thể tiếp tục tham gia liên tục 3 ngày thì sẽ có mẫu dự phòng để lắp vào (tất nhiên đánh giá mẫu dự phòng vẫn theo quy trình như đã nêu)

✅ Báo cáo các cơ quan chc năng sau khi có kết qu PLLĐ

Các yêu cầu về kết quả đánh giá phải thể hiện được toàn bộ quá trình đánh giá, quy trình đánh giá đáp ứng đúng quy định của Luật như vậy mới được cơ quan quản lý nhà nước chấp thuận kết quả phân loại ĐKLĐ.

◾ Căn cứ vào kết quả phân loại lao động theo phương pháp được quy định tại TT 29/2021-BLĐTBXH, trường hợp cần thiết sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề thì doanh nghiệp làm văn bản gửi bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan để xem xét, tổng hợp ( Sở LĐTBXH địa phương), đồng thời gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

◾ Tài liệu gửi kèm văn bản đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc NNĐHNN:

◾ Tóm tắt hiện trạng các chức danh nghề, công việc đặc thù của ngành, lĩnh vực và so sánh với Danh mục nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành; lý do đề xuất bổ sung, sửa đổi.

◾ Số liệu đo, đánh giá các yếu tố đặc trưng về điều kiện lao động đối với các chức danh nghề, công việc đề nghị bổ sung, sửa đổi và phiếu ghi tổng hợp kết quả theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo TT 29/2021-BLĐTBXH

◾ Bảng tổng hợp đề xuất sửa đổi, bổ sung việc phân loại nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo TT 29/2021-BLĐTBXH

◾ Sau khi Cục ATLĐ (Bộ LĐTBXH) tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét, đưa ra ý kiến về việc đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc NNĐHNN, trả lời bằng công vă Nếu có những ý kiến, yêu cầu bổ sung hồ sơ thì doanh nghiệp phải bổ sung cho đến khi hoàn thiện hồ sơ.

Trường hợp đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc NNĐHNN được phê duyệt thì doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các chế độ đối với người lao động làm nghề, công việc NNĐHNN cập nhật.

Đối với các nghề, công việc đã được đánh giá, phân loại lao động như trên mà không còn đặc điểm, điều kiện lao động đặc trưng của nghề, công việc NNĐHNH thì người sử dụng lao động không phải thực hiện các chế độ đối với người lao động làm nghề, công việc NNĐHNH sau khi có ý kiến của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

XEM THÊM:

Đăng ký nội quy an toàn lao động trong sản xuất

La chn đơn v đủ năng lc thc hin đánh giá phân loại lao động TT29

✔️ Ở bước này các bạn cần tìm đơn vị đánh giá với các tiêu chí:

✔️ Có giấy phép, chức năng Quan trắc MTLĐ (Theo hướng dẫn tại điều 5 TT 29/2021-BLĐTBXH )

✔️ Có quy trình đánh giá rõ ràng, phương pháp đánh giá (theo điều 6 TT 29/2021-BLĐTBXH )

✔️ Có đủ nguồn nhân lực cho đợt đánh giá theo lịch của nhà máy

✔️ Có đủ thiết bị, máy móc để phục vụ cho đợt đánh giá

✔️ Không gây ra các xáo trộn về hoạt động sản xuất, tránh ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động sản xuất trong suốt quá trình đánh giá.

 

 

5/5 - (1 bình chọn)