Vì sao phải kiểm toán năng lượng?

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. Đối diện với thách thức ngày càng tăng về nguồn cung năng lượng hữu hạn và tác động ngày càng lớn của biến đổi khí hậu, việc tối ưu hóa sử dụng năng lượng không chỉ là một nhiệm vụ cần thiết mà còn là cam kết của mỗi tổ chức đối với bảo vệ môi trường. Để xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng, xây dựng các giải pháp tiết kiệm năng lượng khả thi và phân tích kinh tế, tài chính cho các dự án thì việc kiểm toán năng lượng là cần thiết. Vậy Kiểm toán năng lượng là gì? Vì sao phải kiểm toán năng lượng? Hãy cùng khám phá lý do tại sao kiểm toán năng lượng trở thành yếu tố không thể thiếu trong quản lý và bảo vệ nguồn lực năng lượng của chúng ta.

kiem toan nang luong
Kiểm toán năng lượng là gì?

Kiểm toán năng lượng là gì?

Kiểm toán năng lượng là một quá trình toàn diện để đánh giá và phân tích việc sử dụng năng lượng trong một tòa nhà, quá trình sản xuất hoặc hệ thống.

Quá trình này giúp xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng, xây dựng các giải pháp tiết kiệm năng lượng khả thi và phân tích kinh tế, tài chính cho các dự án tiết kiệm năng lượng.

Vì sao phải kiểm toán năng lượng?

✔️ Giảm chi phí năng lượng

Kiểm toán năng lượng là quá trình đánh giá tình trạng sử dụng, đo lường mức tiêu thụ năng lượng thực tế, và hiệu suất năng lượng tại doanh nghiệp nhằm tối ưu hoá việc sử dụng năng lượng và giảm thiểu chi phí. Sau đó xác định những giải pháp giảm suất tiêu thụ năng lượng, giảm thiểu các chi phí vận hành, nâng cao hiệu quả sử dụng hoặc lựa chọn thay thế nguồn năng lượng có chi phí thấp hơn.

Kiểm toán năng lượng giúp doanh nghiệp kiểm toán có kế hoạch hành động nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng hoặc giảm chi phí năng lượng, hoặc cả hai, giảm ô nhiễm, bảo tồn năng lượng.

Vì sao phải kiểm toán năng lượng?
Vì sao phải kiểm toán năng lượng?

✔️ Tăng hiệu quả năng lượng

Kiểm toán năng lượng giúp xác định và xử lý các vấn đề hiệu quả năng lượng trong một tòa nhà hoặc quá trình sản xuất. Điều này có thể dẫn đến hiệu suất năng lượng được cải thiện và hoạt động bền vững hơn.

Thông qua quá trình kiểm toán, những tồn tại trong quản lý và sử dụng năng lượng sẽ được phát hiện và phân tích. Điều này giúp tổ chức nhận biết được các vấn đề cụ thể liên quan đến tiêu thụ năng lượng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Các giải pháp này không chỉ giúp giảm chi phí mà còn đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường và tài nguyên tự nhiên.

✔️ Đáp ứng các quy định về năng lượng

Nhiều quốc gia và khu vực có các quy định về năng lượng yêu cầu các doanh nghiệp và tổ chức thực hiện kiểm toán năng lượng định kỳ. Kiểm toán năng lượng có thể giúp các bên này đáp ứng các yêu cầu pháp lý về năng lượng.

✔️ Nâng cao nhận thức về năng lượng

Kiểm toán năng lượng có thể giúp nâng cao nhận thức về năng lượng trong một tòa nhà hoặc quá trình sản xuất. Điều này có thể dẫn đến các thay đổi hành vi để tiết kiệm năng lượng và cải thiện hiệu quả năng lượng.

✔️ Đưa ra các quyết định đầu tư thông minh

Kiểm toán năng lượng có thể giúp các bên ra quyết định sáng suốt về đầu tư vào các dự án tiết kiệm năng lượng. Bằng cách xác định các lĩnh vực sử dụng năng lượng hiệu quả thấp và các giải pháp tiết kiệm năng lượng khả thi, kiểm toán năng lượng có thể giúp các bên ưu tiên các khoản đầu tư có lợi nhuận cao nhất.

Bằng cách kiểm toán năng lượng, tổ chức có thể đưa ra đánh giá toàn diện về lợi ích và chi phí của các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Điều này giúp họ đưa ra quyết định thông minh về việc đầu tư vào các biện pháp nâng cao hiệu quả năng lượng, mang lại không chỉ lợi ích kinh tế mà còn góp phần vào mục tiêu bền vững và bảo vệ môi trường.

Các doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện kiểm toán năng lượng

Những doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện kiểm toán năng lượng là các doanh nghiệp thuộc nhóm cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm được quy định tại Nghị định 21/2011/NĐ-CP.

Thông tư 25/2020/TT-BCT quy định các doanh nghiệp thuộc cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm sẽ phải thực hiện việc báo cáo định kỳ về Kiểm toán năng lượng và Tình hình sử dụng năng lượng của đơn vị mình hàng năm với Sở Công thương tỉnh, thành phố. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện sẽ bị xử phạt theo Nghị định 134/2013/NĐ-CP.

Ngoài ra, các doanh nghiệp nằm trong nhóm ngành sản xuất đặc thù cần thực hiện báo cáo suất tiêu hao năng lượng theo:

Định mức ngành công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát.

Định mức ngành công nghiệp thép.

Định mức tiêu hao năng lượng trong ngành nhựa.

Định mức ngành sản xuất giấy.

Định mức ngành công nghiệp chế biến thủy sản, áp dụng cho quá trình chế biến công nghiệp của các nhóm sản phẩm cá da trơn và tôm.

Định mức ngành mía đường.

Khuyến khích các cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, cơ sở vận tải không thuộc danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm định kỳ thực hiện kiểm toán năng lượng theo chu kỳ từ 3 năm đến 5 năm một lần nhằm xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng, lựa chọn áp dụng các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Ngoài ra, các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hoạt động trong lĩnh vực vận tải được miễn trừ thực hiện kiểm toán năng lượng.

Vì sao phải kiểm toán năng lượng?
Vì sao phải kiểm toán năng lượng?

Nội dung kiểm toán năng lượng

Nội dung kiểm toán năng lượng bao gồm các công việc chính sau:

– Khảo sát, đo lường, thu thập số liệu về tình hình sử dụng năng lượng của cơ sở.

– Phân tích, tính toán và đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng.

– Đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng.

– Để xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng.

– Phân tích hiệu quả đầu tư cho các giải pháp tiết kiệm năng lượng đề xuất.

Các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm gửi báo cáo kiểm toán năng lượng đến Sở Công Thương trong thời gian 30 ngày, sau khi thực hiện kiểm toán năng lượng.

Quy trình kiểm toán năng lượng

🔸 Xác định phạm vi kiểm toán.

Xác định nguồn lực, thời gian và kinh phí. Xác định rõ phạm vi kiểm toán, khoanh vùng thiết bị, dây chuyền công nghệ, mức độ chi thiết của kiểm toán. Dự báo khả năng tiết kiệm năng lượng, các cơ hội tiết kiệm năng lượng sẽ được thực hiện sau kiểm toán, việc cải thiện công tác vận hành, sửa chữa nhờ kết quả kiểm toán năng lượng. Nhu cầu đào tạo sau kiểm toán năng lượng hoặc các hoạt động khuyến khích khác,…

🔸 Thành lập nhóm kiểm toán.

Xác định rõ số lượng kiểm toán viên trong nhóm và nhiệm vụ cụ thể của từng người.

Mời các kỹ sư, kỹ thuật viên công nghệ của doanh nghiệp để tham gia nhóm kiểm toán nhằm trợ giúp trong việc cung cấp thông tin về tính năng thiết bị, tình hình vận hành, sửa chữa,…

Trong trường hợp lực lượng kiểm toán viên của doanh nghiệp không có đủ, cần phải thuê thêm chuyên gia kiểm toán năng lượng từ bên ngoài.

🔸 Xác định thời gian thực hiện và ước tính dự trù kinh phí.

Xác định rõ số lượng kiểm toán viên trong nhóm và nhiệm vụ cụ thể của mỗi người;.

Mời các kỹ sư, kỹ thuật viên công nghệ của doanh nghiệp được kiểm toán năng lượng tham gia nhóm kiểm toán (trợ giúp trong việc cung cấp thông tin về tính năng thiết bị, tình hình vận hành, sửa chữa,…).

Trong trường hợp lực lượng kiểm toán viên của doanh nghiệp không có đủ, cần phải thuê thêm chuyên gia kiểm toán năng lượng từ bên ngoài (từ các Trung tâm Tiết kiệm năng lượng, các trường đại học có khả năng và điều kiện về kiểm toán năng lượng theo luật định).

🔸 Thu thập thông tin, dữ liệu có sẵn.

Các dữ liệu, thông tin cần thu thập bao gồm:

Đặc tính kỹ thuật của thiết bị, dây chuyền công nghệ sẽ được kiểm toán.

Quy trình vận hành thiết bị, các bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ bố trí mặt bằng, hướng dẫn sửa chữa thiết bị, hướng dẫn thử nghiệm, biên bản đưa thiết bị vào vận hành.

Sổ sách, báo cáo về vận hành, tình hình sửa chữa thiết bị, các ghi chép số liệu đo lường về nhiệt độ, áp suất, dòng điện, số giờ vận hành,…

Sổ sách lưu trữ về các cơ hội tiết kiệm năng lượng đã thực hiện và dự kiến thực hiện.

Ghi chép về tình hình sử dụng năng lượng, nhu cầu sử dụng cực đại của các dây chuyền, các khu vực sản xuất trong ba năm gần nhất.

Hóa đơn mua năng lượng trong ba năm gần nhất.

Sản lượng sản phẩm sản xuất theo từng loại sản phẩm trong ba năm gần nhất.

🔸 Kiểm tra thực địa và đo đạc.

– Lập kế hoạch khảo sát cụ thể các khu vực, các thiết bị, nhóm thiết bị cần khảo sát Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm kiểm toán.

– Cân nhắc việc phân nhóm phụ trách các khu vực, các thiết bị, nhóm thiết bị. Việc phân nhóm cũng cần tính đến khả năng phân chia thiết bị đo lường có sẵn.

– Thiết kế bảng ghi chép số liệu đo theo logic, ghi lại các phát hiện.

– Thực hiện việc đo đạc theo kế hoạch nhằm bổ sung đủ dữ liệu hoặc kiểm tra lại dữ liệu đã thu thập được.

Xác định các điểm đo chiến lược, lắp đặt thiết bị đo.

Phân tích và xử lý số liệu thu thập được.

Xác định các tiềm năng tiết kiệm năng lượng:

Xác định chi phí đầu tư.

Chuẩn hoá dữ liệu.

Đảm bảo sự hoạt động của dây chuyền công nghệ.

🔸 Báo cáo kết quả.

Chu kỳ kiểm toán năng lượng

Trong việc đạt được hiệu quả năng lượng cho ngành công nghiệp, kiểm toán năng lượng đang trở thành một phương pháp hiệu quả được ưa chuộng. Phương pháp này đang được rộng rãi áp dụng trong các ngành công nghiệp vì khả năng mang lại hiệu quả cao, không chỉ đảm bảo tuân thủ theo các quy định pháp luật, giảm thiểu chi phí sử dụng năng lượng, và nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng, mà còn tạo ra một hình ảnh tích cực trong tâm nhìn của công chúng. Ngoài ra, kiểm toán năng lượng cũng được coi là một giải pháp để bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng, việc kiểm toán năng lượng trở nên càng quan trọng hơn bao giờ hết, là một mối quan tâm lớn của cộng đồng toàn cầu.

Mọi thắc mắc cần tư vấn, vui lòng liên hệ CRS VINA

CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

⚜️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

⚜️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

⚜️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

⚜️ Văn phòng tại Cà Mau: đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

⚜️ Văn phòng tại Sơn La: đường Tô Hiệu, tổ 5, phường Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.

5/5 - (1 bình chọn)