So sánh chứng nhận ISO 22000 / HACCP / vệ sinh an toàn thực phẩm

 

So sánh chứng nhận ISO 22000 - HACCP - VSATTP
Mẫu chứng nhận ISO 22000 – HACCP – VSATTP

 

Bảng so sánh chứng nhận tổng hợp bởi CRS Vina

 

Giấy chứng nhận VSATTP

HACCP

ISO 22000

Mục tiêu chính

Xác nhận tuân thủ

quy chuẩn vệ sinh an toàn

Xác định và kiểm soát

rủi ro an toàn thực phẩm

Quản lý toàn diện

an toàn thực phẩm và chất lượng

Phạm vi áp dụng

Các quy chuẩn vệ sinh thực phẩm

Các bước quá trình sản xuất, chế biến

Toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm

VN

Quốc tế

Phổ biến hơn ở Âu Mỹ

Quốc tế

Phổ biến hơn ở Châu Á

Áp dụng cho quy mô

Mọi quy mô, từ nhỏ đến lớn

Mọi quy mô, từ nhỏ đến lớn

Phù hợp nhất cho cơ sở sản xuất

Mọi quy mô, từ nhỏ đến lớn

Ưu điểm

Xác nhận tuân thủ quy chuẩn vệ sinh an toàn

Tập trung vào rủi ro cụ thể

Quản lý toàn diện chất lượng và an toàn

Được xây dựng dựa trên HACCP + HAP

Tạo sự tin tưởng

từ khách hàng và đối tác

Linh hoạt, tùy chỉnh

Đảm bảo khả năng quản lý cả chất lượng và an toàn

Thể hiện cam kết an toàn thực phẩm

Phù hợp cho mọi ngành thực phẩm

Phù hợp cho mọi ngành thực phẩm

Chi phí thấp

Tạo lợi thế cạnh tranh

Tạo điều kiện thuận xuất khẩu

sang các thị trường khó tính

Tạo lợi thế cạnh tranh

Tạo điều kiện thuận xuất khẩu

sang các thị trường khó tính

Nhược điểm

Không cung cấp

khung quản lý toàn diện

Phức tạp cho doanh nghiệp nhỏ

Phức tạp cho doanh nghiệp nhỏ

Không cung cấp khung quản lý toàn diện

Không tập trung sâu vào rủi ro cụ thể

chi phí ước tính

(Tại thời điểm Thg 8.2023)

Phí đánh giá từ 150.000 – hơn 20 triệu

tăng theo quy mô doanh nghiệp

Phí đánh giá từ 15 – 30 triệu

tăng theo quy mô doanh nghiệp

Phí đánh giá từ 15 – 30 triệu

tăng theo quy mô doanh nghiệp

Phí giám sát từ

150.000 – 3 triệu mỗi 6 tháng

Phí giám sát thường niên từ 6 triệu

Phí giám sát thường niên từ 6 triệu

 

Phí tư vấn xây dựng trung bình

từ 20 triệu, tăng theo quy mô doanh nghiệp

Phí tư vấn xây dựng

cao hơn 10-30% so với HACCP

Thời hạn

đánh giá lại mỗi 3 năm

kiểm định mỗi 6 tháng

đánh giá lại mỗi 3 năm

kiểm định hàng năm

đánh giá lại mỗi 3 năm

kiểm định hàng năm

 

Chứng nhận ISO 22000 / HACCP tương đương và có thể thay thế cho giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP:

Doanh nghiệp nếu sở hữu chứng chỉ ISO 22000 hoặc HACCP thì không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

Chứng nhận ISO 22000 / HACCP / vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

🟡 Giấy Chứng Nhận Cơ Sở Đủ Điều Kiện An Toàn Thực Phẩm 

4a2b489f42028d5cd413 6264

Là loại giấy tờ được cấp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm và dịch vụ về thực phẩm, thể hiện cơ quan chức năng đã có kiểm duyệt về chất lượng cơ sở sản xuất cũng như sản phẩm, chứng minh cơ sở sản xuất đã đáp ứng đủ điều kiện VSATTP. Đây là loại giấy tờ bắt buộc trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định Số: 15/2018/NĐ-CP

 

🔵 HACCP

4 3

Tên Tiếng Việt đầy đủ là “Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn”. Đây là công cụ đánh giá các mối nguy và thiết lập các hệ thống kiểm soát – thường tập trung vào việc phòng ngừa triệt tiêu nguy cơ an toàn thực phẩm hơn là việc kiểm tra chất lượng thành phẩm, bộ tiêu chuẩn bao gồm 7 nguyên tắc được thiết lập dành cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của một doanh nghiệp/ tổ chức.

 

🔴 ISO 22000:2018

B2B Oct 2010 1 of 119resize a66a2

Tên Tiếng Việt đầy đủ là “Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm”. Đây là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm có thể được áp dụng cho bất kỳ tổ chức trong chuỗi thực phẩm, từ trang trại đến bàn ăn. ISO 22000:2018 quản lý ATTP bao quát hơn thay vì tập trung vào hoạt động sản xuất thực phẩm như HACCP. đồng thời có thể áp dụng cùng lúc với các tiêu chuẩn ISO về quản lý hệ thống khác để tối ưu hiệu quả vận hành và kiểm soát hệ thống.

 

Doanh nghiệp nên sử dụng chứng nhận ISO 22000:2018, HACCP hay ATVSTP?

Với doanh nghiệp nhỏ chỉ hoạt động tại 1 địa phương, chứng nhận VSATTT có thể là lựa chọn phù hợp nhất khi đảm bảo đáp ứng các quy định VSATTP với chi phí thấp và thủ tục không quá phức tạp.

Với doanh nghiệp quy mô lớn hoặc có hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên, ISO 22000:2018 là lựa chọn tối ưu nhờ đáp ứng và tích hợp toàn diện các tiêu chuẩn VSATTP quốc tế mới nhất, đây cũng là xu hướng tiêu chuẩn chung ngành thực phẩm đang hướng tới.

Với các doanh nghiệp chỉ tập trung vào hoạt động sản xuất hoặc đã có chứng nhận HACCP từ trước, có thể tiếp tục sử dụng tiêu chuẩn này do phù hợp với đặc thù doanh nghiệp, chứng nhận này hiện vẫn được áp dụng rộng rãi và trong khoảng 5 năm tới vẫn có giá trị tương đương ISO 22000:2018.

 

Có nên chứng nhận ISO 22000 và HACCP cùng lúc không?

Việc có cả 2 loại chứng nhận cùng lúc tương tự như có 2 bằng tiếng Anh TOEIC và IELTS vậy, thông thường doanh nghiệp chỉ cần sử dụng 1 loại chứng nhận để đảm bảo tiêu chuẩn ATTP. Trừ 1 số trường hợp đặc thù việc duy trì cùng lúc 2 loại chứng nhận là không cần thiết.

 

Liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0903.980.538 / Email: moitruongcrsvina@gmail.com để được hỗ trợ 1:1 miễn phí lập tức hoặc đặt lịch hẹn theo nhu cầu.

 

5/5 - (1 bình chọn)