An toàn hoá chất là gì? Bạn có biết rằng mỗi loại hóa chất khi sử dụng hoặc lưu trữ hoặc đều có những đặc tính và mối nguy hiểm riêng? An toàn hóa chất không chỉ là việc tuân thủ các quy định mà còn là hiểu biết sâu sắc về các chất hóa chất bạn đang làm việc. Bài viết này sẽ giúp bạn trang bị kiến thức cơ bản về an toàn hóa chất để làm việc một cách an toàn và hiệu quả hơn.
☘ An toàn hoá chất là gì?
Tai nạn hóa chất xảy ra thường xuyên hơn bạn nghĩ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và môi trường. An toàn hóa chất là một vấn đề cấp bách, đòi hỏi sự quan tâm của tất cả mọi người.
An toàn hóa chất là tập hợp các biện pháp, quy định nhằm đảm bảo việc sử dụng, lưu trữ, vận chuyển và xử lý các chất hóa học một cách an toàn. Mục tiêu chính của an toàn hóa chất là bảo vệ sức khỏe con người, môi trường và ngăn ngừa các sự cố, tai nạn liên quan đến hóa chất.
☘ Các yếu tố quan trọng trong an toàn hóa chất
• Nhận biết nguy hiểm: Hiểu rõ tính chất nguy hiểm của từng loại hóa chất (độc tính, dễ cháy, ăn mòn,…) để có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
• Trang thiết bị bảo hộ: Sử dụng đầy đủ các loại trang thiết bị bảo hộ cá nhân như găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ, áo bảo hộ,… khi làm việc với hóa chất.
• Vận chuyển và lưu trữ: Vận chuyển và lưu trữ hóa chất đúng cách, đảm bảo không bị đổ vỡ, rò rỉ.
• Xử lý sự cố: Có kế hoạch ứng phó với các tình huống khẩn cấp như rò rỉ hóa chất, hỏa hoạn,…
• Huấn luyện an toàn hoá chất: Tổ chức các khóa đào tạo về an toàn hóa chất cho người lao động để nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng ngừa.
☘ 12 nguyên tắc an toàn hoá chất
🔸 Nghiêm túc tuân thủ các quy định, nghị định đã được ban hành và thực hiện công việc theo nghiệp vụ đã được đào tạo.
🔸 Luôn trang bị đầy đủ quần áo và thiết bị bảo hộ lao động trong quá trình làm việc. Thường xuyên kiểm tra và loại bỏ những đồ bị hỏng, rách để đảm bảo khả năng bảo vệ tốt đa.
🔸 Thận trọng và lên kế hoạch trước khi làm việc với hoá chất. Có kế hoạch cho những tình huống sự cố xấu nhất có thể xảy ra để kịp thời xử lý.
🔸 Trang bị kiến thức, thiết bị, các thủ tục khẩn cấp khi xảy ra các sự cố để biết cách sơ tán, báo cáo khẩn. Cách đối phó với hoả hoạn, cháy nổ, sự cố rò rỉ hoá chất,….
🔸 Thực hiện phân loại và dán nhãn cụ thể trên các thùng chứa. Kiểm tra thường xuyên và phát hiện, xử lý ngay các trường hợp nhãn dán bị mờ, rách hoặc thùng chứa bị thủng, hỏng.
🔸 Không sử dụng các loại hoá chất không được dán nhãn cụ thể và thùng chứa không rõ ràng. Không pha trộn hoá chất tuỳ tiện có thể gây ra phản ứng hoá học nguy hiểm.
🔸 Các hồ sơ, tài liệu phải được phân loại phù hợp khi lưu trữ và để ở những nơi thoáng mát, khô ráo.
🔸 Đọc nhãn mác và bảng dữ liệu an toàn MSDS trước khi sử dụng bất kỳ vật liệu nào để chắc chắn rằng bạn có những hiểu biết được nguy cơ và biện pháp phòng ngừa.
🔸 Chỉ sử dụng hoá chất đúng theo mục đích. Phải sử dụng đúng liều lượng và hướng dẫn ghi trên bao bì để đảm bảo an toàn hoá chất. Không sử dụng để làm việc khác khi chưa được sự cho phép.
🔸 Trong quá trình sử dụng hoá chất vẫn phải đọc nhãn mác, đọc MSDS để xác định được tính chất nguy hiểm.
🔸 Luôn giữ gìn vệ sinh cơ thể và môi trường làm việc sạch sẽ. Sau khi làm việc với hoá chất thì phải làm sạch bằng xà phòng và nước.
🔸 Trong quá trình làm việc, tiếp xúc với hoá chất thì không ăn uống. Nếu để da tiếp xúc trực tiếp với hoá chất thì không được sờ, sử dụng mỹ phẩm hay kính áp tròng.
☘ Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hoá chất
Được quy định tại Điều 7 Luật hoá chất số 10, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hoá chất:
Sản xuất và kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, sử dụng, cho, gửi, tặng hoá chất nguy hiểm trái quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Không công bố thông tin cần thiết, cung cấp thông tin đầy đủ, thông tin sai lệch, che giấu thông tin về đặc tính nguy hiểm của hoá chất, sản phẩm chứa hoá chất nguy hiểm.
Sử dụng hoá chất không thuộc danh mục được phép sử dụng, hoá chất không đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, vượt quá hàm lượng cho phép để sản xuất và bảo quản thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón,…
Sử dụng hoá chất độc hại để săn bắt động vật, thực hiện các hành vi xâm hại đến sức khoẻ con người, tài sản và môi trường.
☘ Biện pháp phòng ngừa độc hại hoá chất
Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân: đầu tiên thì mỗi người lao động khi làm việc với hoá chất cần phải trang bị quần áo, thiết bị, dụng cụ bảo hộ phù hợp theo đúng quy định.
Thông gió: không gian làm việc cần có hệ thống thông gió phù hợp để giảm bớt nồng độ độc hại trong môi trường.
Quy định khoảng cách: đảm bảo giữ khoảng cách an toàn hoặc thực hiện che chắn giữa hoá chất và người lao động để giảm thiểu rủi ro không mong muốn.
Thay thế: thay thế các hoá chất độc hại, nguy hiểm bằng những hoá chất tương tự ít nguy hiểm, độc hại hơn hoặc không nguy hiểm. Loại bỏ nếu không sử dụng, phương pháp loại bỏ, tiêu huỷ phù hợp với tính chất của hoá chất.
☘ An toàn hoá chất đối với nhà xưởng trong sản xuất
🔹Yêu cầu đối với thiết bị, dụng cụ, bao bì và công nghệ
Thiết bị
• Chọn đúng loại: Các thiết bị phải phù hợp với tính chất hóa học của chất cần xử lý, đảm bảo không xảy ra phản ứng hóa học không mong muốn.
• Vật liệu: Chọn vật liệu chế tạo thiết bị chịu được sự ăn mòn của hóa chất, đảm bảo độ bền và an toàn.
• Kiểm tra định kỳ: Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng để đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định và an toàn.
Dụng cụ
• Chất liệu: Tương tự như thiết bị, dụng cụ cũng cần chọn chất liệu phù hợp, chịu được hóa chất.
• Vệ sinh: Rửa sạch và khử trùng dụng cụ sau khi sử dụng để tránh ô nhiễm chéo.
• Bảo quản: Bảo quản dụng cụ ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh va đập.
Bao bì
• Đảm bảo kín: Bao bì phải đảm bảo kín để tránh rò rỉ hóa chất.
• Nhãn mác: Phải dán nhãn mác rõ ràng, đầy đủ thông tin về tên hóa chất, thành phần, nồng độ, ngày sản xuất, hạn sử dụng, các biện pháp phòng ngừa.
• Chất liệu: Chất liệu bao bì phải tương thích với hóa chất bên trong.
Công nghệ
• Cập nhật: Sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại, tự động hóa để giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp của người lao động với hóa chất.
• An toàn: Công nghệ sản xuất phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn, thân thiện với môi trường.
🔹Yêu cầu đối với bảo quản và vận chuyển hoá chất
Bảo quản
• Kho chứa: Kho chứa hóa chất phải được thiết kế riêng biệt, thông thoáng, tránh xa nguồn nhiệt, tránh ánh nắng trực tiếp.
• Phân loại: Phân loại hóa chất theo tính chất để tránh tương tác gây nổ hoặc cháy.
• Nhiệt độ: Kiểm soát nhiệt độ trong kho để đảm bảo hóa chất không bị phân hủy.
Vận chuyển
• Phương tiện: Sử dụng phương tiện vận chuyển chuyên dụng, đảm bảo kín, chắc chắn.
• Bao bì: Hóa chất phải được đóng gói kỹ càng trước khi vận chuyển.
• Nhân viên: Nhân viên vận chuyển phải được đào tạo về an toàn hóa chất.
🔹Yêu cầu đối với hoạt động san chiết và đóng gói
San chiết
• Thực hiện trong khu vực an toàn: Khu vực san chiết phải được trang bị hệ thống thông gió tốt, thiết bị bảo hộ cá nhân đầy đủ.
• Thận trọng: Thực hiện san chiết một cách cẩn thận, tránh đổ vỡ, rò rỉ.
Đóng gói
• Đóng gói kín: Đóng gói sản phẩm sau khi san chiết phải đảm bảo kín, chắc chắn.
• Nhãn mác: Dán nhãn mác rõ ràng, đầy đủ thông tin.
☘ Huấn luyện an toàn hoá chất
Các sự cố hóa chất, nếu không được kiểm soát kịp thời, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường. Do đó, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động liên quan đến hoá chất phải tổ chức và tham gia các khoá đào tạo an toàn hoá chất, nâng cao nhận thức về an toàn hóa chất.
Theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP và Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định, những người lao động làm việc liên quan đến hoá chất phải tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, huấn luyện an toàn hoá chất để trang bị kiến thức, kỹ năng về an toàn hoá chất, nhằm giảm thiểu các tai nạn nghề nghiệp liên quan đến hoá chất.
CRS VINA là trung tâm huấn luyện an toàn hoá chất hàng đầu cả nước. Với đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, hệ thống văn phòng tại nhiều tỉnh thành, chúng tôi cam kết mang đến những khoá đào tạo chất lượng nhất.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA
📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985
🌐 Website: https://crsvina.com/
🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaoantoancrsvina/
📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com
⚜️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.
⚜️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.
⚜️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.
⚜️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
⚜️ Văn phòng tại Thái Bình: Số 02/13 Ngỗ 133 Trần Thái Tông, P.Trần Hưng Đạo, TP Thái Bình
⚜️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Số 4 Đông Thạnh 3, Phường Hòa Phát, Huyện Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
⚜️ Văn phòng tại Cà Mau: đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
⚜️ Văn phòng tại Sơn La: đường Tô Hiệu, tổ 5, phường Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.