Quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động

Quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động

Theo thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2021 có hiệu lực thi hành từ 15 tháng 04 năm 2022 đưa ra quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động.

Quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động
Quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động

Đối tượng áp dụng quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động

Người sử dụng lao động, người lao động theo quy định tại Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Tổ chức thực hiện đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động.

Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động

Tiêu chuẩn Phân loại lao động theo điều kiện lao động

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 3, Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH thì Loại điều kiện lao động như sau:

Thứ 1: Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI.

Thứ 2: Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV.

Thứ 3: Nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III.

Căn cứ Khoản 2, Điều 3 Thông tư thì nguyên tắc phân loại lao động theo điều kiện lao động phải dựa trên kết quả đánh giá xác định điều kiện lao động theo phương pháp quy định tại Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH.

XEM THÊM:

Tư vấn đánh giá an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp

Mục đích phân loại lao động theo điều kiện lao động

Căn cứ Điều 4 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH, mục đích của phương pháp phân loại lao động theo điều kiện lao động như sau:

Thứ 1: Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (sau đây gọi tắt là Danh mục nghề).

Thứ 2: Phân loại lao động theo điều kiện lao động đối với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động để thực hiện các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khoẻ đối với người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật An toàn, vệ sinh lao động. (Người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật.)

Quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động tại thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH nêu ra trách nhiệm tổ chức thực hiện.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động thực hiện phân loại lao động theo điều kiện lao động

Căn cứ Điều 10, Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH Quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động với trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

Thứ 1: Người sử dụng lao động thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại lao động lần đầu và khi có sự thay đổi về công nghệ, quy trình tổ chức sản xuất dẫn đến việc thay đổi về điều kiện lao động hoặc khi thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động mà phát hiện những yếu tố nguy hiểm, có hại mới phát sinh so với lần đánh giá trước đó nhưng phải bảo đảm thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại điều kiện lao động tối thiểu 01 lần trong vòng 05 năm.

Thứ 2: Đối với nghề, công việc tại nơi làm việc thuộc Danh mục nghề đã được người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp loại trừ, giảm thiểu tác động của các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì người sử dụng lao động tổ chức đánh giá, phân loại lao động và đề xuất về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để được xem xét, có ý kiến về kết quả đánh giá, phân loại lao động. Trong đó phải gửi kèm các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này.

Thứ 3: Tổ chức đánh giá, phân loại lao động theo phương pháp phân loại lao động được ban hành kèm theo Thông tư này.

Thứ 4: Người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các chế độ đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật có liên quan.

Thứ 5: Đối với các nghề, công việc đã được đánh giá, phân loại lao động theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không còn đặc điểm, điều kiện lao động đặc trưng của nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm thì người sử dụng lao động không phải thực hiện các chế độ đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm, sau khi có ý kiến của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

danh gia phan loai lao dong
danh gia phan loai lao dong

Tổ chức đánh giá điều kiện lao động theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH

Căn cứ vào Điều 5 của Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH: Tổ chức đánh giá điều kiện lao động phải là tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Công ty CP Tư vấn Môi Trường Và Chứng nhận Crs Vina là tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo Công bố đủ điều kiện Quan trắc Môi trường Lao động của Sở Y Tế TP Hồ Chí Minh và Cục Quản lý Môi trường Y tế- Bộ Y Tế.

Với thế mạnh về nguồn nhân lực, trang thiết bị, phòng phân tích Crs Vina đã và được đồng hành cùng các đơn vị, Công ty để thực hiện Quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động theo thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH và các hạng mục trong quản lý An toàn Sức Khỏe Môi trường gồm: Huấn luyện an toàn lao động, Huấn luyện PCCC, Kiểm định an toàn thiết bị, Quan trắc môi trường lao động và đánh giá phân loại lao động theo điều kiện lao động, tư vấn hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật an toàn lao động…

CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: https://crsvina.com/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

⚜️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

⚜️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

⚜️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

⚜️ Văn phòng tại Cà Mau: đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

⚜️ Văn phòng tại Sơn La: đường Tô Hiệu, tổ 5, phường Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.

5/5 - (1 bình chọn)