An toàn và sức khỏe nghề nghiệp là một phần quan trọng không thể thiếu của môi trường làm việc. Để đảm bảo rằng người lao động luôn được bảo vệ và công việc diễn ra an toàn, tư vấn đánh giá an toàn và sức khỏe nghề nghiệp là quan trọng và cần thiết cho các tổ chức và doanh nghiệp.
Hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp là gì?
Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn được thiết kế để cho phép các tổ chức kiểm soát rủi ro và cải thiện hiệu suất trong lĩnh vực an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. OHSAS 18001 đặt trọng tâm chủ động và phòng ngừa vào các yếu tố kiểm soát rủi ro bằng cách xác định và đánh giá khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của các mối nguy tại nơi làm việc.
Hệ thống quản lí an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp ISO 45001 là một tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OH&S). ISO 45001 nhằm áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào bất kể quy mô, loại hình và tính chất của tổ chức đó. ISO 45001 cho phép một tổ chức, thông qua hệ thống quản lý OH&S, tích hợp các khía cạnh khác của sức khỏe và an toàn.
Đối tượng cần tư vấn đánh giá an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp
Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong mọi ngành nghề, quy mô lớn nhỏ đều có thể áp dụng hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ bệnh nghề nghiệp.
Tại sao phải đánh giá an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp?
Đánh giá an toàn và sức khỏe nghề nghiệp là một phần quan trọng của quá trình làm việc và quản lý công việc.
Bảo vệ sức khoẻ người lao động: Đánh giá an toàn và sức khỏe nghề nghiệp giúp xác định các mối nguy và kịp thời đưa ra các phương án phòng ngừa, đối phó với các nguy cơ tiềm ẩn trong môi trường làm việc. Việc này đảm bảo rằng người lao động không bị tổn thương, mắc bệnh hoặc gặp rủi ro liên quan đến công việc của họ.
Tuân thủ quy định pháp luật: Pháp luật quy định yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đánh giá an toàn và sức khỏe nghề nghiệp để tuân thủ các quy định về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe của người lao động. Việc tuân thủ này giúp tránh các hậu quả pháp lý và xử phạt sau này.
Giảm thiểu rủi ro: Đánh giá an toàn và sức khỏe nghề nghiệp giúp xác định các nguy cơ và rủi ro tiềm ẩn trong môi trường làm việc. Khi nhận biết được những mối nguy này, doanh nghiệp có thể thực hiện biện pháp để giảm thiểu nguy cơ chấn thương hoặc tai nạn.
Tăng năng suất công việc: Môi trường làm việc an toàn và lành mạnh có thể tạo ra những người lao động hăng say hơn. Điều này có thể dẫn đến tăng năng suất và hiệu quả công việc.
Bảo vệ thương hiệu: Một doanh nghiệp thực hiện tốt việc đánh giá an toàn và sức khỏe nghề nghiệp thường thu hút nhân tài và đối tác kinh doanh. Điều này có thể giúp tạo ra lợi ích dài hạn cho thương hiệu và doanh nghiệp.
Giảm thiểu những chi phí không đáng có: Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có thể gây ra những chi phí đáng kể cho doanh nghiệp, bao gồm tiền bảo hiểm, phí pháp lý và thất thu do gián đoạn công việc.
Định hướng phát triển: Đánh giá an toàn và sức khỏe nghề nghiệp giúp doanh nghiệp xác định các lĩnh vực cần cải thiện và tạo ra kế hoạch để tăng cường an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp.
Nâng cao nhận thức: Quá trình đánh giá cũng giúp nâng cao nhận thức của người lao động về tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe và an toàn của họ.
Các nội dung chính cần phải thực hiện đánh giá an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp
Nhận diện mối nguy
Nhận diện mối nguy nhằm mục đích xác định tất cả các nguồn, tình huống, hành vi phát sinh từ hoạt động có khả năng gây hại về thương tật hoặc sức khoẻ.
Đánh giá rủi ro OHS
Đánh giá rủi ro OHS và các rủi ro khác ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Quy trình tư vấn đánh giá an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp
Bước 1: Xác nhận thông tin khách hàng: Bước đầu tiên là xác nhận thông tin về khách hàng, bao gồm địa điểm, quy mô của tổ chức và phạm vi áp dụng cho dự án cụ thể.
Bước 2: Lập kế hoạch xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp.
Doanh nghiệp cần thiết kế và xây dựng hệ thống OHS tập trung vào các kế hoạch và quy tình thực hiện.
Bước 3: triển khai thực hiện hệ thống OHS
Đánh giá điều kiện và bối cảnh của tổ chức. Điều này có thể bao gồm việc thực hiện đánh giá tại cơ sở của khách hàng.
Tiến hành khóa đào tạo nhận thức tiêu chuẩn ISO 45001: 2018, đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ Hệ thống quản lý an toàn và sức khở nghề nghiệp OH&S.
Hướng dẫn xây dựng hệ thống văn bản quy trình, hướng dẫn thực hiện ISO 45001: 2018 tại doanh nghiệp.
Hướng dẫn thực hiện áp dụng hệ thống văn bản quy trình và cách thức duy trì văn bản hồ sơ kết quả thực hiện.
Hướng dẫn đánh giá nội bộ Hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn ISO 19011. Hướng dẫn cách thức lập báo cáo phát hiện đánh giá.
Hướng dẫn biện pháp hành động khắc phục, phòng ngừa và giải quyết rủi ro liên quan đến an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp.
Hướng dẫn hoàn thiện hệ thống văn bản chuẩn bị cho hoạt động đánh giá chứng nhận tiêu chuẩn.
Thực hiện theo các quy trình, kế hoạch đã đề ra, phân công công việc cụ thể cho từng bộ phận. Đảm bảo việc thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.
Bước 4: theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện ISO 45001
Doanh nghiệp cần theo dõi và đánh giá định kỳ để xem việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp có được triển khai đúng theo kế hoạch hay không. Có những vướng mắc gì cần giải quyết.
Bước 5: Xem xét và cải tiến
Dựa vào kết quả đánh giá, tiến hành phân tích hiệu quả áp dụng hệ thống OHS. Trên cơ sở đó tìm ra những nguyên nhân và biện pháp khắc phục và đề xuất những phương pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong tương lai.
Bước 6: đăng ký chứng nhận và đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp
Sau khi khắc phục những tồn tại trong hệ thống quản lý an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp, doanh nghiệp cần đăng ký chứng nhận ISO 45001.
Nhận giấy chứng nhận: sau khi tổ chức đạt được tuân thủ và đánh giá chứng nhận thành công, họ sẽ nhận được giấy chứng nhận ISO 45001:2018, đánh dấu sự cam kết của họ đối với an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Đơn vị tư vấn đánh giá an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp
CRS VINA là một đơn vị tư vấn hàng đầu trong lĩnh vực đánh giá an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm và uy tín, chúng tôi cam kết đem đến các dịch vụ chất lượng, giúp bảo vệ sức khỏe và đảm bảo an toàn cho người lao động trong mọi lĩnh vực.
Kinh nghiệm và chuyên môn: Với hơn một thập kỷ kinh nghiệm, CRS VINA là đơn vị có kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu về đánh giá an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Cập nhật các quy định: Chúng tôi luôn cập nhật các quy định và tiêu chuẩn mới nhất để đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về an toàn lao động.
Hỗ trợ khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ: CRS VINA cam kết hỗ trợ khách hàng 24/7 trong mọi tình huống liên quan đến an toàn lao động.
CRS VINA là sự lựa chọn đáng tin cậy để đảm bảo an toàn cho người lao động và doanh nghiệp của bạn. Chúng tôi không chỉ đánh giá rủi ro mà còn hỗ trợ bạn trong việc cải thiện môi trường làm việc an toàn và tuân thủ các quy định về an toàn lao động.
CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA
📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985
🌐 Website: https://crsvina.com/
🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina
📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com
⚜️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.
⚜️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.
⚜️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.
⚜️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
⚜️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.
⚜️ Văn phòng tại Cà Mau: đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
⚜️ Văn phòng tại Sơn La: đường Tô Hiệu, tổ 5, phường Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.