Khoá Chuyên môn y tế lao động 2024

Nối tiếp thành công các khoá đào tạo chuyên môn y tế lao động và cấp Chứng chỉ chuyên môn Y tế lao động, nhằm kịp thời hỗ trợ cho các Anh/Chị, Quý đơn vị có cán bộ Y tế đã gần hết hạn của Chứng chỉ chuyên môn y tế lao động cũ hoặc cán bộ mới phụ trách chưa học và có chứng chỉ, Phòng đào tạo Crs Vina xin Thông báo chiêu sinh Khoá Chuyên môn y tế lao động 2024.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2022 về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực Bảo vệ Môi trường, có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 08 năm 2022.

Ngày 29/10/2019, Bộ Y tế ban hành Quyết định 5083/QĐ-BYT ngày 29 tháng 10 năm 2019 về công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Quản lý môi trường y tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế quy định tại Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ

Ngày 13/05/2019, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nội dung các quy định pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực môi trường và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2019. Nghị định số 40/2019/NĐ-CP đã giải quyết những vấn đề còn chồng chéo, lấp khoảng trống trong các văn bản luật trước đó.

Khoá Chuyên môn y tế lao động 2024
Khoá Chuyên môn y tế lao động 2024

Đối tượng tham gia khóa học

– Căn cứ Khoản 3 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định Người làm công tác y tế ở cơ sở quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này phải đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây:

a) Có trình độ chuyên môn y tế bao gồm: bác sỹ, bác sỹ y tế dự phòng, cử nhân Điều dưỡng, y sỹ, Điều dưỡng trung học, hộ sinh viên;

b) Có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.

– Người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh gồm: bác sỹ, bác sỹ y tế dự phòng, cử nhân điều dưỡng, y sỹ, điều dưỡng trung học, hộ sinh viên.

Thời gian khai giảng khóa học

Thời gian Khai giảng Khóa chuyên môn y tế lao động 2024, khóa 01 dự kiến: Bắt đầu từ Thứ 7 ngày 06/01/2024 đến ngày 11/01/2024.

Chứng chỉ: được cấp sau khi khóa học kết thúc trong 15 ngày có giá trị 5 năm

Nội dung khóa học

Các Khóa học chuyên môn y tế lao động năm 2024 được giảng dạy theo khung chương trình của Thông tư 29/2021/TT-BYT.

STT

NỘI DUNG

1

Bài 1: Tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động

– Các quy định có liên quan của Bộ Luật lao động, Luật An toàn, vệ sinh lao động, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật An toàn thực phẩm, Luật Phòng, chống HIV/AIDS;

– Các văn bản dưới luật hướng dẫn công tác an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp;

– Yêu cầu và nhiệm vụ của người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.

2

Bài 2: Quản lý yếu tố có hại tại cơ sở sản xuất, kinh doanh và quan trắc môi trường lao động

– Trình bày khái niệm và nhận diện được các yếu tố có hại và nguy hiểm thường gặp tại nơi làm việc, ảnh hưởng sức khỏe người lao động và các nguyên tắc phòng chống;

– Trình bày được nguyên tắc và quy trình tổ chức quan trắc môi trường lao động.

3

Bài 3: Bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp

– Trình bày được một số khái niệm và phân loại bệnh nghề nghiệp;

– Trình bày các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm hiện nay ở Việt Nam và một số biện pháp dự phòng;

– Xây dựng kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe trước bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp;

– Xây dựng kế hoạch và tổ chức khám giám định y khoa bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động;

– Trình bày nguyên tắc bố trí vị trí việc làm phù hợp sức khỏe người lao động.

4

Bài 4: Sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc– Trình bày được nguyên tắc xây dựng kế hoạch đáp ứng sơ cứu, cấp cứu nạn nhân và tổ chức sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc;

– Thực hiện được một số kỹ thuật sơ cấp cứu cơ bản tại nơi làm việc.

5

Bài 5: Phòng chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc

– Trình bày các bệnh lây nhiễm thường gặp và tổ chức phòng chống dịch tại nơi làm việc;

-. Trình bày các bệnh không lây nhiễm thường gặp, yếu tố nguy cơ và các biện pháp dự phòng tại nơi làm việc.

6

Bài 6: An toàn thực phẩm và dinh dưỡng tại nơi làm việc

– Trình bày các quy định hiện hành về điều kiện an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể bao gồm quy định lấy mẫu, lưu mẫu thực phẩm và tổ chức phòng ngừa, xử trí ngộ độc thực phẩm tại nơi làm việc;

– Trình bày nhu cầu dinh dưỡng cho người lao động;

-Tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật tại nơi làm việc.

7

Bài 7: Truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc

– Trình bày được các nội dung về nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc;

-. Trình bày được các phương pháp truyền thông vệ sinh lao động phù hợp tại nơi làm việc.

8

Bài 8: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở lao động

– Trình bày được các nội dung của kế hoạch an toàn vệ sinh lao động;

– Liệt kê được các bên liên quan tham gia phối hợp, chức năng nhiệm vụ của từng bên và các nguồn lực cần thiết cho công tác lập và triển khai kế hoạch an toàn vệ sinh lao động;

– Áp dụng được kiến thức, kỹ năng, phương pháp lập kế hoạch an toàn Vệ sinh lao động.

9

Bài 9: Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động

– Lập và quản lý được thông tin về vệ sinh môi trường lao động;

– Lập và quản lý được hồ sơ sức khỏe người lao động;

– Thực hiện được chế độ báo cáo theo quy định.

Ban Tổ chức kính gởi thông tin đến Quý cơ quan, Doanh nghiệp quan tâm cử Cán bộ, nhân viên tham dự nhằm nâng cao vai trò công tác Y tế tại doanh nghiệp vừa bảo đảm đơn vị tuân thủ đúng các quy định Nhà Nước hiện nay.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: https://crsvina.com/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

5/5 - (1 bình chọn)