Phân loại lao động trong doanh nghiệp. Các điểm cần lưu ý

Phân loại lao động trong doanh nghiệp là việc sắp xếp và nhóm lao động lại thành nhóm theo những tiêu chí nhất định. Việc phân loại lao động phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng lao động hiệu quả tại doanh nghiệp. Đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Phân loại lao động trong doanh nghiệp
Phân loại lao động trong doanh nghiệp

Căn cứ pháp luật về phân loại lao động trong doanh nghiệp

Hoạt động đánh giá phân loại lao động trong ngành dệt may được thực hiện dựa trên các văn bản pháp luật sau:

  • Luật Lao động
  • Luật An toàn vệ sinh lao động
  • Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi, chế độ làm việc ban đêm, làm việc thêm giờ, làm việc ngày nghỉ, ngày lễ, tết và chế độ nghỉ việc
  • Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH

Mục đích của việc phân loại lao động trong doanh nghiệp

Phân loại lao động không chỉ tuân thủ theo quy định của pháp luật về lao động mà còn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Quản lý lao động hiệu quả: Việc phân loại lao động giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý số lượng, chất lượng lao động, theo dõi tình hình sử dụng lao động, bố trí lao động hợp lý,…

Đảm bảo quyền lợi cho người lao động: Thông qua việc phân loại lao động giúp doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ đối với người lao động, đảm bảo quyền lợi về tiền lương, chế độ đãi ngộ, bảo hộ lao động,….phù hợp với điều kiện lao động của từng loại lao động.

Phục vụ cho công tác thông kê quản lý nhà nước: Doanh nghiệp sẽ gửi báo cáo về công tác đánh giá, phân loại lao động giúp cung cấp dữ liệu cho công tác thống kê lao động, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về lao động.

Phân loại lao động trong doanh nghiệp. Các điểm cần lưu ý
Phân loại lao động trong doanh nghiệp. Các điểm cần lưu ý

Những doanh nghiệp nào phải thực hiện phân loại lao động

Theo quy định của pháp luật, tất cả những doanh nghiệp có sử dụng người lao động đều phải thực hiện đánh giá phân loại lao động.

Các tiêu chí phân loại lao động

Phân loại lao động theo điều kiện lao động

  • Loại I, II, III: Nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm.
  • Loại IV: Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
  • Loại V, VI: Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Phân loại lao động theo điều kiện lao động giúp xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (sau đây gọi tắt là Danh mục nghề).

Phân loại lao động theo điều kiện lao động đối với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động để thực hiện các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khoẻ đối với người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Phân loại lao động theo hình thức lao động

  • Lao động thường xuyên: Là những lao động làm việc liên tục, có thời gian làm việc nhất định trong ngày, tháng, năm.
  • Lao động thời vụ: Là nhóm lao động làm việc theo mùa vụ, theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp.
  • Lao động hợp đồng: Là lao động làm việc theo hợp đồng lao động được ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp.
  • Lao động thuê ngoài: Là lao động do doanh nghiệp thuê từ đơn vị cung cấp dịch vụ lao động.

Phân loại lao động theo loại hình lao động.

  • Lao động phổ thông: Là lao động làm những công việc đơn giản, không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao.
  • Lao động kỹ thuật: Là lao động làm những công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định.
  • Lao động quản lý: Là lao động làm công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp.

Phân loại lao động theo trình độ học vấn

  • Chưa qua đào tạo: Là lao động chưa qua đào tạo hoặc qua đào tạo sơ cấp.
  • Trung cấp: Là lao động có trình độ học vấn trung cấp.
  • Cao đẳng: Là lao động có trình độ học vấn cao đẳng.
  • Đại học: Là lao động có trình độ học vấn đại học.

Phân loại lao động theo độ tuổi

  • Dưới 18 tuổi: Là lao động chưa đủ tuổi lao động theo quy định của pháp luật.
  • Từ 18 đến 35 tuổi: Là lao động trẻ tuổi.
  • Từ 36 đến 50 tuổi: Là lao động trung niên.
  • Trên 50 tuổi: Là lao động cao tuổi.

ca c tieu chi phan loa i ca c quan he lao do ng

Những lưu ý khi thực hiện phân loại lao động

Việc phân loại lao động thực hiện dựa trên cơ sở khoa học, khách quan và phù hợp với thực tế tại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cũng cần thường xuyên cập nhật, điều chỉnh đánh giá phân loại lao động cho phù hợp với sự thay đổi về tình hình sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp cũng như sự thay đổi ở thị trường lao động.

Quy trình đánh giá phân loại lao động theo điều kiện lao động

Bước 1: Xác định tên nghề, công việc cần đánh giá phân loại lao động.

Bước 2: Đánh giá điều kiện lao động theo hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động:

Xác định các yếu tố có tác động sinh học đến người lao động trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Lựa chọn ít nhất 06 yếu tố đặc trưng tương ứng với mỗi nghề, công việc. Các yếu tố này phải bảo đảm phản ánh đủ 3 nhóm yếu tố trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I.

Bước 3: Chọn 01 chỉ tiêu đối với mỗi yếu tố đặc trưng đã chọn tại Bước 2 để tiến hành đánh giá và cho điểm, trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

– Thang điểm để đánh giá mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của từng yếu tố là thang điểm 06 quy định tại Phụ lục I. Mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm càng lớn thì điểm càng cao.

– Thời gian tiếp xúc của người lao động với các yếu tố dưới 50% thời gian của ca làm việc thì điểm số hạ xuống 01 điểm. Đối với hóa chất độc, điện từ trường, rung, ồn, bức xạ ion hóa, thay đổi áp suất, yếu tố gây bệnh truyền nhiễm thì điểm xếp loại hạ xuống 01 điểm khi thời gian tiếp xúc dưới 25% thời gian của ca làm việc.

– Đối với các yếu tố quy định thời gian tiếp xúc cho phép thì hạ xuống 01 điểm nếu thời gian tiếp xúc thực tế khi làm việc dưới 50% thời gian tiếp xúc cho phép.

– Đối với những yếu tố có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu (từ 02 chỉ tiêu trở lên) để đánh giá thì chỉ chọn 01 chỉ tiêu chính để đánh giá và cho điểm. Có thể đánh giá các chỉ tiêu khác nhằm tham khảo, bổ sung thêm số liệu cho chỉ tiêu chính.

Bước 4: tính điểm trung bình các yếu tố theo công thức được quy định tại Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH

Bước 5: Ghi kết quả vào phiếu theo mẫu. Dựa vào điểm trung bình đã tính để xác định lao động theo điều kiện lao động.

Tần suất thực hiện đánh giá phân loại lao động

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 10, Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH việc phân loại điều kiện lao động phải thực hiện tối thiểu 05 năm 1 lần.
Người sử dụng lao động thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại lao động lần đầu và khi có sự thay đổi về công nghệ, quy trình tổ chức sản xuất dẫn đến việc thay đổi về điều kiện lao động.

Khi thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động mà phát hiện những yếu tố nguy hiểm, có hại mới phát sinh so với lần đánh giá trước đó nhưng phải bảo đảm thực hiện rà soát, đánh giá.

Dịch vụ tư vấn đánh giá phân loại lao động

CRS VINA cung cấp dịch vụ tư vấn đánh giá phân loại lao động theo quy định của Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH.

Áp dụng đúng hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động để đánh giá. Sử dụng phần mềm chuyên dụng để hỗ trợ đánh giá, đảm bảo tính chính xác và khách quan.

Cập nhật đầy đủ các quy định mới nhất về phân loại lao động. Hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định về hồ sơ, thủ tục đánh giá phân loại lao động. Giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan đến thanh tra, kiểm tra về phân loại lao động.

Đội ngũ chuyên gia CRS VINA có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phân loại lao động, sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thành việc đánh giá một cách nhanh chóng, hiệu quả.

CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: https://crsvina.com/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

⚜️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

⚜️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

⚜️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

⚜️ Văn phòng tại Cà Mau: đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

⚜️ Văn phòng tại Sơn La: đường Tô Hiệu, tổ 5, phường Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.

 

5/5 - (1 bình chọn)